Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ tiến hành cuộc họp tại Washington (Mỹ) vào ngày 22/9, để thảo luận những căng thẳng ngày càng gia tăng về cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay và triển vọng kinh tế toàn cầu.
Các quan chức tài chính G20 cũng sẽ nhóm họp tại Paris, Pháp vào tháng 10 tới để hoàn tất các khâu chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm, dự kiến diễn ra tại thành phố Canne (Pháp) vào tháng 11/2011.
Với cương vị Chủ tịch G20 năm nay, Pháp đã gửi thông báo triệu tập cuộc họp cho tất cả các thành viên - bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Anh, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Mexico, Nga, Arập Xêút, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Trọng tâm của chương trình nghị sự sẽ là những vấn đề tài chính của các nền kinh tế phát triển, vốn được phản ánh rõ trong các cuộc thảo luận gay gắt và tưởng chừng rơi vào bế tắc mới đây giữa Chính phủ Mỹ và Quốc hội nước này về vấn đề nâng trần nợ công, cuộc khủng nợ công nghiêm trọng tại một số quốc gia thành viên khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
G20 cũng sẽ tập trung bàn thảo các biện pháp kích thích và thúc đẩy sự tăng trưởng cân bằng của nền kinh tế toàn cầu. G20 dự kiến sẽ đẩy mạnh tiến trình "đánh giá lẫn nhau" nhằm tăng cường khả chống chọi với các "ngoại lực," theo đó đòi hỏi một số nước thành viên tiến hành các biện pháp ngăn chặn như giảm thâm hụt ngân sách và nợ công, khuyến khích tiết kiệm tư nhân, và giải quyết tình trạng thặng dư quá mức trong cán cân tài khoản vãng lai.
Theo dự kiến, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Massaki Shirakawa sẽ tham dự cuộc họp sắp tới của G20, cùng với tân bộ trưởng tài chính nước này. Nhật Bản có thể phải đối mặt với sức ép từ các nước khác trong G20 đòi cải thiện tình trạng tài chính của nước này, hiện được coi là tồi tệ nhất trong số các nước phát triển chủ chốt, với nợ công dài hạn đã vọt lên 200% GDP.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã nhấn mạnh Nội các của ông cần phải duy trì các nỗ lực khôi phục nền tài chính công./.
Các quan chức tài chính G20 cũng sẽ nhóm họp tại Paris, Pháp vào tháng 10 tới để hoàn tất các khâu chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm, dự kiến diễn ra tại thành phố Canne (Pháp) vào tháng 11/2011.
Với cương vị Chủ tịch G20 năm nay, Pháp đã gửi thông báo triệu tập cuộc họp cho tất cả các thành viên - bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Anh, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Mexico, Nga, Arập Xêút, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Trọng tâm của chương trình nghị sự sẽ là những vấn đề tài chính của các nền kinh tế phát triển, vốn được phản ánh rõ trong các cuộc thảo luận gay gắt và tưởng chừng rơi vào bế tắc mới đây giữa Chính phủ Mỹ và Quốc hội nước này về vấn đề nâng trần nợ công, cuộc khủng nợ công nghiêm trọng tại một số quốc gia thành viên khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
G20 cũng sẽ tập trung bàn thảo các biện pháp kích thích và thúc đẩy sự tăng trưởng cân bằng của nền kinh tế toàn cầu. G20 dự kiến sẽ đẩy mạnh tiến trình "đánh giá lẫn nhau" nhằm tăng cường khả chống chọi với các "ngoại lực," theo đó đòi hỏi một số nước thành viên tiến hành các biện pháp ngăn chặn như giảm thâm hụt ngân sách và nợ công, khuyến khích tiết kiệm tư nhân, và giải quyết tình trạng thặng dư quá mức trong cán cân tài khoản vãng lai.
Theo dự kiến, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Massaki Shirakawa sẽ tham dự cuộc họp sắp tới của G20, cùng với tân bộ trưởng tài chính nước này. Nhật Bản có thể phải đối mặt với sức ép từ các nước khác trong G20 đòi cải thiện tình trạng tài chính của nước này, hiện được coi là tồi tệ nhất trong số các nước phát triển chủ chốt, với nợ công dài hạn đã vọt lên 200% GDP.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã nhấn mạnh Nội các của ông cần phải duy trì các nỗ lực khôi phục nền tài chính công./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)