"Khủng hoảng nợ ở châu Âu đã thành hệ thống"

Chủ tịch ECB cảnh báo, khủng hoảng nợ trong Eurozone sẽ đe dọa sự ổn định kinh tế toàn cầu nếu các nước không hành động nhanh.
Ngày 11/10, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet cảnhbáo, khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro đã lên đến mức có hệ thống vàđe dọa sự ổn định kinh tế toàn cầu nếu các nước trong khu vực không có nhữnghành động nhanh chóng và dứt khoát.

Ông Trichet đưa ra cảnh báo trên dưới danh nghĩa người đứng đầu Cơ quan đánh giánguy cơ có hệ thống ở châu Âu (ESRB) thuộc Ủy ban Kinh tế và các vấn đề Tiền tệcủa Nghị viện châu Âu, tổ chức do Liên minh châu Âu (EU) thành lập từ khi Hy Lạpcó nguy cơ vỡ nợ công với mục đích ngăn chặn nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu năm 2008.

Theo ông Trichet, sự liên kết cao trong hệ thống tài chính EU đã làm gia tăngnhanh chóng nguy cơ "bệnh nợ công" lây lan mạnh, đe dọa sự ổn định tài chínhtrong khu vực và tác động bất lợi đối với các nền kinh tế trong và ngoài châuÂu.

Các nước thành viên và các thể chế EU phải theo dõi thách thức này, phối hợphành động nhanh chóng để đối phó với một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống màchâu Âu đã trở thành trung tâm.

Nhấn mạnh bất kỳ sự chậm trễ tiếp theo nào sẽ chỉ góp phần làm cho tình hìnhthêm nghiêm trọng, ông đồng thời kêu gọi các nước thành viên EU đưa ra nhữngquyết định rõ ràng liên quan việc tái huy động vốn cho các ngân hàng khu vực vàphản ứng dứt khoát nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng này.

Liên quan quỹ cứu trợ dài hạn của Khu vực đồng euro mang tên Cơ chế bình ổn tàichính châu Âu (EFSF), ông Trichet cho rằng, quỹ này càng linh hoạt càng tốt,song phản đối ý kiến kêu gọi ECB hoạt động như đòn bẩy đổi với định chế này.

Các ngân hàng trong Khu vực đồng euro đang ngày càng thận trọng trong việc chovay lẫn nhau và có xu hướng dựa vào sự hỗ trợ từ ECB. Nguyên nhân một phần dolãnh đạo 2 nền kinh tế lớn là Đức và Pháp đã cam kết hỗ trợ các ngân hàng khuvực, song chưa công bố kế hoạch cụ thể.

Hơn nữa, thị trường tài chính đang có những lo ngại rằng, một giải pháp cho cuộckhủng hoảng nợ công có thể chệch hướng vì Slovakia, nước duy nhất trong Khu vựcđồng euro đến nay vẫn phản đối kế hoạch mở rộng EFSF./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục