Cuộc khủng hoảng tại Eurozone vẫn tiếp tục lan rộng, sau Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Cộng hòa Síp mới đây cũng đã phải tranh đấu rất căng thẳng để đạt được gói cứu trợ 10 tỷ euro của nhóm “Bộ ba” gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Các điều kiện do “bộ ba” đưa ra có thể nói là “độc nhất vô nhị” và đánh thẳng vào lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Síp.
IMF cũng đã cho rằng các điều kiện cứu trợ kiểu này khó có thể áp dụng đối với một nước thành viên nào khác.
Để hiểu thêm về vấn đề này, tương lai của Eurozone cũng như những bài học kinh nghiệm từ sự kiện trên, phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Nam Kim, chuyên gia tư vấn độc lập về tài chính ngân hàng, cựu giám đốc ngân hàng bang Vaud, Thụy Sĩ.
- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về việc tương lai của Síp sau khi đạt được thỏa thuận cứu trợ với "Bộ ba."
Ông Phạm Nam Kim: Giải pháp của "Bộ ba" mới đưa ra chỉ có thể cứu Síp được tạm thời, trong tương lai nó có thể đánh sụp các ngân hàng của Síp.
Cộng hòa Síp là một hòn đảo rất nhỏ, sống nhờ du lịch và mấy năm gần đây là hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng nước này mới phát triển mạnh từ năm 2008, khi Síp gia nhập Eurozone, có nghĩa là được gắn mác khá đảm bảo cho người gửi tiền.
Ngoài ra, để thu hút khách hàng, các ngân hàng Síp đưa ra lãi suất cao trong khi mức thuế phải trả thấp nhất trong khối và biện pháp này khá hiệu quả.
Có khá nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra những biện pháp trên tuy nhiên, tại Eurozone thì hiếm có nước nào có những điều kiện ưu đãi như các ngân hàng Cộng hòa Síp. Cho nên có nhiều người nước ngoài gửi tiền tại các ngân hàng của Síp, trong đó đặc biệt là người Nga.
Giải pháp của EU đánh rất mạnh và làm sạch hệ thống ngân hàng Síp nhưng cùng lúc cũng bóp chết ngành này, nhưng ngành này lại là ngành chủ yếu của nền kinh tế Síp và đã mang lại GDP trên đầu người hơn 30.000 USD (gần bằng Tây Ban Nha và vượt xa những quốc gia Đông Âu).
Síp sẽ thoát cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng tương lai rất mù mờ và tất cả tùy thuộc vào các ngân hàng còn lại có khả năng kiếm ra hướng đi mới để bền vững hơn, để vực dậy nền kinh tế của đảo quốc.
- Khoảng 3 tháng lại có một nước xin cứu trợ, và đều nhận được gói cứu trợ cần thiết, điều này cho thấy hình như EU đang cố gắng giữ Eurozone khỏi bị đổ vỡ. Tuy nhiên, trong khi tình hình khủng hoảng vẫn chưa có gì được cải thiện hiện nay, theo ông tương lai nào chờ đón Eurozone?
Ông Phạm Nam Kim: Síp là quốc gia thứ 5, sau Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được Khối EU cứu trợ, điều này chứng tỏ sự quyết tâm, trong phạm vi khả năng tài chính, giữ vững khối qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại.
Trong khối EU, Síp là một quốc gia quá nhỏ (0.2% GPD của Khối, cứu Síp không tốn kém là bao (10 tỷ euro) so với những số tiền khổng lồ phải bỏ ra để giải cứu Hy Lạp (300 tỷ), Ireland (85 tỷ), Tây Ban Nha (100 tỷ) và Bồ Đào Nha (80 tỷ), vì vậy tại sao không cứu để giữ khối đươc nguyên vẹn.
[Sau hai tuần, các ngân hàng Síp sắp mở cửa trở lại]
Tuy nhiên khối muốn qua sự hỗ trợ này làm sạch hệ thống ngân hàng của khối, không để cho một vài quốc gia trong khối tự đặt ra những quy chế đặc biệt để trục lợi, vì vậy họ đã đưa ra những điều kiện gắt gao đánh thuế tiền gửi ở ngân hàng Síp và những điều kiện này có vẻ là một hình thức trừng phạt hơn là cứu trợ (đó cũng là những cảnh báo cho những thiên đường thuế má của khối, Luxembourg, Anh, Monte Carlo…). Nhưng những điều kiện này và sự chống trả của quốc đảo đã gây ra tiếng vang xấu cho cả khổi EU.
Thực sự mà nói khối EU cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng của Síp, vì nguyên nhân trực tiếp là do Síp cho Hy Lạp vay quá nhiều, nhưng một nguyên nhân khác là do EU, trong những phương án cứu trợ Hy Lạp, đã bắt các chủ nợ xóa bỏ phân nửa số vốn cho Hy Lạp vay và sau đó hệ thống ngân hàng Síp sụp đổ.
Về tương lai của khối EU và Eurozone thì cuộc khủng hoảng Síp nói lên hai điều. Điều thứ nhất là các ngân hàng trong khối có mối liên hệ đan xen chặt chẽ với nhau, sựu đổ vỡ của một ngân hàng có thể, theo thuyết Domino, kéo theo sự đổ vỡ của toàn ngành, đó là rủi ro hệ thống.
Nguy cơ này lại còn cao hơn vì ngân hàng sống vì lòng tin của người gửi tiền. Khủng hoảng vừa rồi đã làm giảm niềm tin và vì vậy đã làm rung chuyển cả hệ thống ngân hàng châu Âu. Ngân hàng EU đang trong tình trạng rất ốm yếu và trong tương lai cần rất thận trọng.
Thứ hai, như đã nói ở trên Síp khủng hoảng là vì Hy Lạp và hiện tương dây chuyền tại Eurozone vẫn tiếp tục. Nếu chỉ làm những công tác "chữa cháy" như với 5 cuộc khủng hoảng lớn vừa rồi, mà không sửa sai tận gốc cái yếu kém của nền kinh tế châu Âu thì sẽ còn có những cơn hỏa hoạn khác. Lúc đó liệu khối có đủ khả năng tài chính để tiếp tục chữa cháy nữa không, nhất là khi đám cháy xảy ra tại với những quốc gia lớn hơn hay đồng loạt với nhiều quốc gia.
Khi không thể cứu được Eurozone, giải pháp tối ưu sẽ là thu nhỏ lại khối, chỉ giữ lại những quốc gia có nền kinh tế tương xứng, đó là điều kiện tốt để có đươc một đồng tiền chung vững mạnh.
Nếu trong tương lai gần EU cũng nên tạo sự đồng thuận để tái cấu trúc đươc nền kinh tế của mình, tạo sức cạnh tranh trên thị trương thế giới và lấy lại vị trí tiên phong hiện đã mất đi.
- Cốt lõi của cuộc khủng hoảng tại Cộng hòa Síp bắt nguồn từ lĩnh vực ngân hàng, theo ông, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Ông Phạm Nam Kim: Nguyên nhân khủng hoảng của Síp, Tây Ban Nha, Ireland xuất phát từ hệ thống ngân hàng, cụ thể là nợ xấu. Nợ xấu của Tây Ban Nha, Ireland xuất phát từ bất động sản, tại Síp là do mua trái phiếu Hy Lạp.
Nhìn chung thì có thể thấy sự tương tự giữa những quốc gia trên với Việt Nam vì hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang gập khó khăn do nợ xấu. Nợ xấu này xuất phát từ suy thoái kinh tế và vì bong bóng bất động sản bị vỡ và hy hữu khoản nợ xấu của ngân hàng Việt Nam cũng tương đương với sự thâm hụt của ngân hàng Síp (10 tỷ đôla). Nhưng khó có thể so sánh những khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam với những khủng hoảng tại những quốc gia EU trên.
Tuy nhiên, qua những gì đã xảy ra tại châu Âu, Việt Nam cũng có thể rút ra đươc một vài kinh nghiệm quý báu.
Thứ nhất, ngân hàng là "buồng phổi"’ của kinh tế quốc gia, nếu để nó nghẹn thở bởi nợ xấu thì toàn nền kinh tế sẽ bị tê liệt, vì vậy mọi quốc gia nên rất cẩn trọng trong việc giám sát sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng, nếu có nợ xấu thì nên chữa trị liền kẻo cái “ung nhọt" này sẽ trở thành ung thư toàn bộ.
Thứ nhì, muốn xóa bỏ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cần rất nhiều tiền, và không có phương thuốc màu nhiệm, không thể chữa bệnh không tốn tiền. Những phương án xóa đươc nợ xấu mà không mất một xu thực tế chưa có.
Thứ ba, nếu đi vay tiền ở nước ngoài thì có thể họ sẽ cho, nhưng chắc chắn không phải không có điều kiện. Điều đó có thể dẫn đến việc bị phạm vào chủ quyền quốc gia vì có nhiều việc không thể quyết định được.
Thứ tư là để xử lý nợ xấu của ngân hàng, các quốc gia trên đều qua phương án tái tạo vốn ngân hàng thông qua quốc hữu hóa ngân hàng này ít nhất trong những năm đầu. Đó là phương án trực tiếp và nhanh nhất để hệ thống ngân hàng lấy lại vai trò và vị trí của mình, phục vụ nền kinh tế.
- Xin chân thành cảm ơn ông./.
Các điều kiện do “bộ ba” đưa ra có thể nói là “độc nhất vô nhị” và đánh thẳng vào lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Síp.
IMF cũng đã cho rằng các điều kiện cứu trợ kiểu này khó có thể áp dụng đối với một nước thành viên nào khác.
Để hiểu thêm về vấn đề này, tương lai của Eurozone cũng như những bài học kinh nghiệm từ sự kiện trên, phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Nam Kim, chuyên gia tư vấn độc lập về tài chính ngân hàng, cựu giám đốc ngân hàng bang Vaud, Thụy Sĩ.
- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về việc tương lai của Síp sau khi đạt được thỏa thuận cứu trợ với "Bộ ba."
Ông Phạm Nam Kim: Giải pháp của "Bộ ba" mới đưa ra chỉ có thể cứu Síp được tạm thời, trong tương lai nó có thể đánh sụp các ngân hàng của Síp.
Cộng hòa Síp là một hòn đảo rất nhỏ, sống nhờ du lịch và mấy năm gần đây là hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng nước này mới phát triển mạnh từ năm 2008, khi Síp gia nhập Eurozone, có nghĩa là được gắn mác khá đảm bảo cho người gửi tiền.
Ngoài ra, để thu hút khách hàng, các ngân hàng Síp đưa ra lãi suất cao trong khi mức thuế phải trả thấp nhất trong khối và biện pháp này khá hiệu quả.
Có khá nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra những biện pháp trên tuy nhiên, tại Eurozone thì hiếm có nước nào có những điều kiện ưu đãi như các ngân hàng Cộng hòa Síp. Cho nên có nhiều người nước ngoài gửi tiền tại các ngân hàng của Síp, trong đó đặc biệt là người Nga.
Giải pháp của EU đánh rất mạnh và làm sạch hệ thống ngân hàng Síp nhưng cùng lúc cũng bóp chết ngành này, nhưng ngành này lại là ngành chủ yếu của nền kinh tế Síp và đã mang lại GDP trên đầu người hơn 30.000 USD (gần bằng Tây Ban Nha và vượt xa những quốc gia Đông Âu).
Síp sẽ thoát cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng tương lai rất mù mờ và tất cả tùy thuộc vào các ngân hàng còn lại có khả năng kiếm ra hướng đi mới để bền vững hơn, để vực dậy nền kinh tế của đảo quốc.
- Khoảng 3 tháng lại có một nước xin cứu trợ, và đều nhận được gói cứu trợ cần thiết, điều này cho thấy hình như EU đang cố gắng giữ Eurozone khỏi bị đổ vỡ. Tuy nhiên, trong khi tình hình khủng hoảng vẫn chưa có gì được cải thiện hiện nay, theo ông tương lai nào chờ đón Eurozone?
Ông Phạm Nam Kim: Síp là quốc gia thứ 5, sau Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được Khối EU cứu trợ, điều này chứng tỏ sự quyết tâm, trong phạm vi khả năng tài chính, giữ vững khối qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại.
Trong khối EU, Síp là một quốc gia quá nhỏ (0.2% GPD của Khối, cứu Síp không tốn kém là bao (10 tỷ euro) so với những số tiền khổng lồ phải bỏ ra để giải cứu Hy Lạp (300 tỷ), Ireland (85 tỷ), Tây Ban Nha (100 tỷ) và Bồ Đào Nha (80 tỷ), vì vậy tại sao không cứu để giữ khối đươc nguyên vẹn.
[Sau hai tuần, các ngân hàng Síp sắp mở cửa trở lại]
Tuy nhiên khối muốn qua sự hỗ trợ này làm sạch hệ thống ngân hàng của khối, không để cho một vài quốc gia trong khối tự đặt ra những quy chế đặc biệt để trục lợi, vì vậy họ đã đưa ra những điều kiện gắt gao đánh thuế tiền gửi ở ngân hàng Síp và những điều kiện này có vẻ là một hình thức trừng phạt hơn là cứu trợ (đó cũng là những cảnh báo cho những thiên đường thuế má của khối, Luxembourg, Anh, Monte Carlo…). Nhưng những điều kiện này và sự chống trả của quốc đảo đã gây ra tiếng vang xấu cho cả khổi EU.
Thực sự mà nói khối EU cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng của Síp, vì nguyên nhân trực tiếp là do Síp cho Hy Lạp vay quá nhiều, nhưng một nguyên nhân khác là do EU, trong những phương án cứu trợ Hy Lạp, đã bắt các chủ nợ xóa bỏ phân nửa số vốn cho Hy Lạp vay và sau đó hệ thống ngân hàng Síp sụp đổ.
Về tương lai của khối EU và Eurozone thì cuộc khủng hoảng Síp nói lên hai điều. Điều thứ nhất là các ngân hàng trong khối có mối liên hệ đan xen chặt chẽ với nhau, sựu đổ vỡ của một ngân hàng có thể, theo thuyết Domino, kéo theo sự đổ vỡ của toàn ngành, đó là rủi ro hệ thống.
Nguy cơ này lại còn cao hơn vì ngân hàng sống vì lòng tin của người gửi tiền. Khủng hoảng vừa rồi đã làm giảm niềm tin và vì vậy đã làm rung chuyển cả hệ thống ngân hàng châu Âu. Ngân hàng EU đang trong tình trạng rất ốm yếu và trong tương lai cần rất thận trọng.
Thứ hai, như đã nói ở trên Síp khủng hoảng là vì Hy Lạp và hiện tương dây chuyền tại Eurozone vẫn tiếp tục. Nếu chỉ làm những công tác "chữa cháy" như với 5 cuộc khủng hoảng lớn vừa rồi, mà không sửa sai tận gốc cái yếu kém của nền kinh tế châu Âu thì sẽ còn có những cơn hỏa hoạn khác. Lúc đó liệu khối có đủ khả năng tài chính để tiếp tục chữa cháy nữa không, nhất là khi đám cháy xảy ra tại với những quốc gia lớn hơn hay đồng loạt với nhiều quốc gia.
Khi không thể cứu được Eurozone, giải pháp tối ưu sẽ là thu nhỏ lại khối, chỉ giữ lại những quốc gia có nền kinh tế tương xứng, đó là điều kiện tốt để có đươc một đồng tiền chung vững mạnh.
Nếu trong tương lai gần EU cũng nên tạo sự đồng thuận để tái cấu trúc đươc nền kinh tế của mình, tạo sức cạnh tranh trên thị trương thế giới và lấy lại vị trí tiên phong hiện đã mất đi.
- Cốt lõi của cuộc khủng hoảng tại Cộng hòa Síp bắt nguồn từ lĩnh vực ngân hàng, theo ông, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Ông Phạm Nam Kim: Nguyên nhân khủng hoảng của Síp, Tây Ban Nha, Ireland xuất phát từ hệ thống ngân hàng, cụ thể là nợ xấu. Nợ xấu của Tây Ban Nha, Ireland xuất phát từ bất động sản, tại Síp là do mua trái phiếu Hy Lạp.
Nhìn chung thì có thể thấy sự tương tự giữa những quốc gia trên với Việt Nam vì hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang gập khó khăn do nợ xấu. Nợ xấu này xuất phát từ suy thoái kinh tế và vì bong bóng bất động sản bị vỡ và hy hữu khoản nợ xấu của ngân hàng Việt Nam cũng tương đương với sự thâm hụt của ngân hàng Síp (10 tỷ đôla). Nhưng khó có thể so sánh những khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam với những khủng hoảng tại những quốc gia EU trên.
Tuy nhiên, qua những gì đã xảy ra tại châu Âu, Việt Nam cũng có thể rút ra đươc một vài kinh nghiệm quý báu.
Thứ nhất, ngân hàng là "buồng phổi"’ của kinh tế quốc gia, nếu để nó nghẹn thở bởi nợ xấu thì toàn nền kinh tế sẽ bị tê liệt, vì vậy mọi quốc gia nên rất cẩn trọng trong việc giám sát sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng, nếu có nợ xấu thì nên chữa trị liền kẻo cái “ung nhọt" này sẽ trở thành ung thư toàn bộ.
Thứ nhì, muốn xóa bỏ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cần rất nhiều tiền, và không có phương thuốc màu nhiệm, không thể chữa bệnh không tốn tiền. Những phương án xóa đươc nợ xấu mà không mất một xu thực tế chưa có.
Thứ ba, nếu đi vay tiền ở nước ngoài thì có thể họ sẽ cho, nhưng chắc chắn không phải không có điều kiện. Điều đó có thể dẫn đến việc bị phạm vào chủ quyền quốc gia vì có nhiều việc không thể quyết định được.
Thứ tư là để xử lý nợ xấu của ngân hàng, các quốc gia trên đều qua phương án tái tạo vốn ngân hàng thông qua quốc hữu hóa ngân hàng này ít nhất trong những năm đầu. Đó là phương án trực tiếp và nhanh nhất để hệ thống ngân hàng lấy lại vai trò và vị trí của mình, phục vụ nền kinh tế.
- Xin chân thành cảm ơn ông./.
Hoàng Long/Geneva (Vietnam+)