Quyết định 139/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Thông tư hướng dẫn của Bộ Công thương về hàng hóa được nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới trị giá 2 triệu/người/ngày đã có hiệu lực từ 1/6 vừa qua trên tuyến biên giới Lạng Sơn.
Sau 10 ngày triển khai, chính sách này cơ bản hợp với nhu cầu thực tế đời sống của nhân dân vùng biên giới. Tuy nhiên, theo lực lượng quản lý Khu vực cửa khẩu, nhiều mối lo vẫn còn tồn tại.
Qua 10 ngày thực hiện cơ chế trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy số lượng cư dân biên giới qua hệ thống cửa khẩu gồm hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và cặp chợ biên giới để trao đổi hàng hóa không thay đổi so với trước.
Xã biên giới Tân Thanh có trên 5.000 nhân khẩu, có khoảng 3.000 người thuộc đối tượng cư dân biên giới, có giấy Chứng minh Nhân dân được qua lại trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh.
Tuy vậy, sau ngày 1/6, số lượt cư dân biên giới qua cửa khẩu vẫn giữ ở mức khoảng 200 lượt người/ngày, hàng hóa trao đổi chủ yếu nằm trong 35 nhóm mặt hàng đã được quy định trong Thông tư số 10 của Bộ Công thương mới quy định. Còn các mặt hàng vải các loại, hàng điện tử, sành sứ, gạch men tạm dừng nhập khẩu.
Lực lượng chống buôn lậu Lạng Sơn cũng bớt căng thẳng hơn trong công tác quản lý, đấu tranh ngăn chặn hàng nhập lậu.
Ông Đặng Văn Ngọc, Trưởng Trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt và ông Hoàng Văn Cầu, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 2 trên địa bàn huyện Cao Lộc cho biết sau ngày 1/6, các mặt hàng vải các loại và nhất là hàng điện tử nhập lậu qua đường mòn không được các hộ kinh doanh trà trộn với hàng cư dân biên giới để "hợp thức hóa" bằng viết hóa đơn chứng từ trên khâu lưu thông như trước.
Lượng hàng có hóa đơn trong lưu thông cũng giảm mạnh. Những hàng hóa không có trong danh mục, người phát hành hóa đơn không kê khai nộp thuế như trước; trường hợp hàng đã có hóa đơn, Đội quản lý thị trường kiểm soát, đóng dấu "đã kiểm tra" để tránh lợi dụng quay vòng hóa đơn.
Nếu có hiện tượng hàng bị lợi dụng Quy chế 139, lực lượng quản lý thị trường chỉ kiểm tra ngược đối với nơi phát hành hóa đơn để xử lý (nếu có dấu hiệu vi phạm) và tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng.
Quy định mới về hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới mới thực hiện trong thời gian ngắn và chưa có dấu hiệu bị các chủ hàng lợi dụng, vì vậy các mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao như hàng tạp hóa, điện, điện tử không nhập khẩu theo kênh cư dân biên giới nhưng có thể nẩy sinh tình hình phức tạp.
Ông Phùng Quang Hội, Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh lo ngại quần áo may sẵn giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn được cư dân biên giới vận chuyển qua cửa khẩu khá nhiều mà không phải nộp thuế nhập khẩu, hàng nông sản, thực phẩm cũng không qua kiểm tra chất lượng..., ảnh hưởng đến việc ngăn chặn hàng hóa có sử dụng các hóa chất, tác động xấu đến sức khoẻ người dân và ngành dệt may trong nước.
Những loại hàng hóa có thuế suất cao như điện, điện tử, vải không có trong danh mục 35 nhóm mặt hàng của cư dân biên giới được phép nhập khẩu qua cửa khẩu chính ngạch như trước đây.
Thực tế này đang đặt ra tình trạng các loại hàng trên sẽ chọn đường mòn đi qua cánh gà cửa khẩu hoặc tìm lối tắt vòng qua các Trạm kiểm soát hàng nhập khẩu càng nhiều và phức tạp hơn./.
Sau 10 ngày triển khai, chính sách này cơ bản hợp với nhu cầu thực tế đời sống của nhân dân vùng biên giới. Tuy nhiên, theo lực lượng quản lý Khu vực cửa khẩu, nhiều mối lo vẫn còn tồn tại.
Qua 10 ngày thực hiện cơ chế trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho thấy số lượng cư dân biên giới qua hệ thống cửa khẩu gồm hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và cặp chợ biên giới để trao đổi hàng hóa không thay đổi so với trước.
Xã biên giới Tân Thanh có trên 5.000 nhân khẩu, có khoảng 3.000 người thuộc đối tượng cư dân biên giới, có giấy Chứng minh Nhân dân được qua lại trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh.
Tuy vậy, sau ngày 1/6, số lượt cư dân biên giới qua cửa khẩu vẫn giữ ở mức khoảng 200 lượt người/ngày, hàng hóa trao đổi chủ yếu nằm trong 35 nhóm mặt hàng đã được quy định trong Thông tư số 10 của Bộ Công thương mới quy định. Còn các mặt hàng vải các loại, hàng điện tử, sành sứ, gạch men tạm dừng nhập khẩu.
Lực lượng chống buôn lậu Lạng Sơn cũng bớt căng thẳng hơn trong công tác quản lý, đấu tranh ngăn chặn hàng nhập lậu.
Ông Đặng Văn Ngọc, Trưởng Trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt và ông Hoàng Văn Cầu, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 2 trên địa bàn huyện Cao Lộc cho biết sau ngày 1/6, các mặt hàng vải các loại và nhất là hàng điện tử nhập lậu qua đường mòn không được các hộ kinh doanh trà trộn với hàng cư dân biên giới để "hợp thức hóa" bằng viết hóa đơn chứng từ trên khâu lưu thông như trước.
Lượng hàng có hóa đơn trong lưu thông cũng giảm mạnh. Những hàng hóa không có trong danh mục, người phát hành hóa đơn không kê khai nộp thuế như trước; trường hợp hàng đã có hóa đơn, Đội quản lý thị trường kiểm soát, đóng dấu "đã kiểm tra" để tránh lợi dụng quay vòng hóa đơn.
Nếu có hiện tượng hàng bị lợi dụng Quy chế 139, lực lượng quản lý thị trường chỉ kiểm tra ngược đối với nơi phát hành hóa đơn để xử lý (nếu có dấu hiệu vi phạm) và tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng.
Quy định mới về hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới mới thực hiện trong thời gian ngắn và chưa có dấu hiệu bị các chủ hàng lợi dụng, vì vậy các mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao như hàng tạp hóa, điện, điện tử không nhập khẩu theo kênh cư dân biên giới nhưng có thể nẩy sinh tình hình phức tạp.
Ông Phùng Quang Hội, Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh lo ngại quần áo may sẵn giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn được cư dân biên giới vận chuyển qua cửa khẩu khá nhiều mà không phải nộp thuế nhập khẩu, hàng nông sản, thực phẩm cũng không qua kiểm tra chất lượng..., ảnh hưởng đến việc ngăn chặn hàng hóa có sử dụng các hóa chất, tác động xấu đến sức khoẻ người dân và ngành dệt may trong nước.
Những loại hàng hóa có thuế suất cao như điện, điện tử, vải không có trong danh mục 35 nhóm mặt hàng của cư dân biên giới được phép nhập khẩu qua cửa khẩu chính ngạch như trước đây.
Thực tế này đang đặt ra tình trạng các loại hàng trên sẽ chọn đường mòn đi qua cánh gà cửa khẩu hoặc tìm lối tắt vòng qua các Trạm kiểm soát hàng nhập khẩu càng nhiều và phức tạp hơn./.
Hoàng Văn Toàn (TTXVN/Vietnam+)