Sáng 25/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông sáu tháng đầu năm nay.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo quyết liệt và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông sáu tháng đầu năm nay.
Phó Thủ tướng nêu rõ: tính chung cả nước đã giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương; trong đó có 44 tỉnh, thành phố giảm ở cả ba tiêu chí như Kiên Giang, Phú Thọ, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Gia Lai, Vĩnh Phúc… và có 53 tỉnh giảm số người chết vì tai nạn giao thông.
Ông biểu dương các mô hình triển khai hiệu quả, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông như “Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc đảm bảo an toàn giao thông” của tỉnh Bắc Ninh; “Phân tách làn ôtô-xe máy trên một số tuyến phố” và “Chiến dịch khuyến khích đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn” của thành phố Đã Nẵng; “Tổ công tác 142 với trấn áp tội phạm trên xe buýt và các điểm chung chuyển lấy khách” của thành phố Hà Nội; “Ký cam kết thực hiện giữa thành phố-quận (huyện)-xã (phường)-nhân dân” của Thành phố Hồ Chí Minh; “Công chức, viên chức nói không với rượu bia vào buổi trưa” của tỉnh An Giang…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng biểu dương thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ các giải pháp để giảm ùn tắc giao thông như cấm một số loại phương tiện hoạt động trên một số tuyến trong giờ cao điểm, đổi giờ làm việc, học tập; cấm việc kinh doanh điểm đỗ, cấm đỗ xe trên một số tuyến phố, phân làn, phân tuyến; đưa vào sử dụng một số cầu vượt nhẹ tại các nút thường xuyên ùn tắc.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong sáu tháng đầu năm; trong đó, tồn tại lớn nhất là ý thức của người tham gia giao thông còn kém và công tác tuyên truyền chưa thấm sâu vào mỗi người dân. Một số tỉnh, thành phố vẫn còn có số người chết vì tai nạn giao thông tăng cao bất thường như Đồng Nai (tăng 37,6%), Bạc Liêu (tăng 35,3%), Lai Châu (tăng 23,1%), Lào Cai (tăng 17,6%)...
Để thực hiện mục tiêu “Năm an toàn giao thông 2012” giảm từ 5-10% số người chết do tai nạn giao thông, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục triển khai nhiều biện pháp, hình thức phong phú, thiết thực, cụ thể để nâng cao ý thức của tập thể, cá nhân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Phó Thủ tướng lưu ý, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cần thành lập các đoàn công tác đột xuất làm việc với các địa phương có tai nạn giao thông tăng cao và phối hợp xử lý các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo cấp Trung ương, cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc tổ chức hoạt động “Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” để kêu gọi sự tự giác chấp hành an toàn giao thông của người dân. Đặc biệt, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cần đôn đốc, kiểm tra nhiều hơn nữa đối với các địa phương để xảy ra nhiều tai nạn giao thông.
Đối với Bộ Giao thông Vận tải, Phó Thủ tướng đề nghị cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các Đề án: “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Đổi mới giấy phép lái xe và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất trong toàn quốc; Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012-2020; Hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012-2016.
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục khai thác có hiệu quả đường Hồ Chí Minh để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1; triển khai xóa bỏ các vị trí điểm đen và vị trí mất an toàn giao thông; thay thế, bổ sung biển báo hiệu đường bộ và hệ thống bảo đảm an toàn giao thông đường bộ cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Bộ Giao thông Vận tải cần xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động vận tải như: xử lý xe quá khổ, quá tải; xe khách chở quá số người quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định; làm tốt hơn nữa vấn đề an toàn giao thông đường sắt.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương tăng cường lực lượng và sử dụng tối đa các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông; nhân rộng mô hình Tổ công tác đặc biệt 141 của Công an Hà Nội (phối hợp giữa Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự hóa trang) đến Công an các địa phương trong cả nước để tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Bộ Công an cũng cần xử lý đối với lái xe có nồng độ cồn khi tham gia giao thông; kiểm tra, xử lý cán bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Phó Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội thường xuyên tuyên truyền cho hội viên về vấn đề an toàn giao thông. Các tỉnh, thành phố trong cả nước đều phải sơ kết an toàn giao thông sáu tháng đầu năm và bàn các giải pháp cụ thể, quyết liệt, đồng bộ để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Quốc hội, cũng như Chính phủ đã giao cho các địa phương…
Theo báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, sáu tháng đầu năm nay, toàn quốc đã xảy ra 17.886 vụ tại nạn giao thông, làm chết 4.953 người và bị thương 19.977 người; giảm 21,63% số vụ tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 16,69% số người chết và giảm 21,63% số người bị thương.
Cả nước đã xảy ra 114 vụ ùn tắc giao thông kéo dài (trong đó các tỉnh: Thừa Thiên-Huế 34 vụ, Thanh Hóa 28 vụ, Yên Bái 24 vụ, thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có 6 vụ). So với cùng kỳ năm 2011, giảm 5,8% số vụ ùn tắc.
Nguyên nhân ùn tắc chủ yếu là do tai nạn giao thông (chiếm 57,1%); xe hỏng, cháy (chiến 34,7%); do sạt lở đường và lễ hội (chiếm 8,2%). Toàn quốc đã đăng ký mới 66.363 xe ôtô, gần 1,5 triệu xe môtô, nâng tổng số phương tiện đã đăng ký lên gần 38 triệu xe; trong đó: 2.004.107 ôtô và gần 36 triệu môtô./.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo quyết liệt và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông sáu tháng đầu năm nay.
Phó Thủ tướng nêu rõ: tính chung cả nước đã giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương; trong đó có 44 tỉnh, thành phố giảm ở cả ba tiêu chí như Kiên Giang, Phú Thọ, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Gia Lai, Vĩnh Phúc… và có 53 tỉnh giảm số người chết vì tai nạn giao thông.
Ông biểu dương các mô hình triển khai hiệu quả, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông như “Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc đảm bảo an toàn giao thông” của tỉnh Bắc Ninh; “Phân tách làn ôtô-xe máy trên một số tuyến phố” và “Chiến dịch khuyến khích đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn” của thành phố Đã Nẵng; “Tổ công tác 142 với trấn áp tội phạm trên xe buýt và các điểm chung chuyển lấy khách” của thành phố Hà Nội; “Ký cam kết thực hiện giữa thành phố-quận (huyện)-xã (phường)-nhân dân” của Thành phố Hồ Chí Minh; “Công chức, viên chức nói không với rượu bia vào buổi trưa” của tỉnh An Giang…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng biểu dương thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ các giải pháp để giảm ùn tắc giao thông như cấm một số loại phương tiện hoạt động trên một số tuyến trong giờ cao điểm, đổi giờ làm việc, học tập; cấm việc kinh doanh điểm đỗ, cấm đỗ xe trên một số tuyến phố, phân làn, phân tuyến; đưa vào sử dụng một số cầu vượt nhẹ tại các nút thường xuyên ùn tắc.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong sáu tháng đầu năm; trong đó, tồn tại lớn nhất là ý thức của người tham gia giao thông còn kém và công tác tuyên truyền chưa thấm sâu vào mỗi người dân. Một số tỉnh, thành phố vẫn còn có số người chết vì tai nạn giao thông tăng cao bất thường như Đồng Nai (tăng 37,6%), Bạc Liêu (tăng 35,3%), Lai Châu (tăng 23,1%), Lào Cai (tăng 17,6%)...
Để thực hiện mục tiêu “Năm an toàn giao thông 2012” giảm từ 5-10% số người chết do tai nạn giao thông, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục triển khai nhiều biện pháp, hình thức phong phú, thiết thực, cụ thể để nâng cao ý thức của tập thể, cá nhân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Phó Thủ tướng lưu ý, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cần thành lập các đoàn công tác đột xuất làm việc với các địa phương có tai nạn giao thông tăng cao và phối hợp xử lý các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo cấp Trung ương, cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc tổ chức hoạt động “Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” để kêu gọi sự tự giác chấp hành an toàn giao thông của người dân. Đặc biệt, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cần đôn đốc, kiểm tra nhiều hơn nữa đối với các địa phương để xảy ra nhiều tai nạn giao thông.
Đối với Bộ Giao thông Vận tải, Phó Thủ tướng đề nghị cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các Đề án: “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Đổi mới giấy phép lái xe và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất trong toàn quốc; Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012-2020; Hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012-2016.
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục khai thác có hiệu quả đường Hồ Chí Minh để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1; triển khai xóa bỏ các vị trí điểm đen và vị trí mất an toàn giao thông; thay thế, bổ sung biển báo hiệu đường bộ và hệ thống bảo đảm an toàn giao thông đường bộ cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật. Bộ Giao thông Vận tải cần xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động vận tải như: xử lý xe quá khổ, quá tải; xe khách chở quá số người quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định; làm tốt hơn nữa vấn đề an toàn giao thông đường sắt.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương tăng cường lực lượng và sử dụng tối đa các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông; nhân rộng mô hình Tổ công tác đặc biệt 141 của Công an Hà Nội (phối hợp giữa Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự hóa trang) đến Công an các địa phương trong cả nước để tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Bộ Công an cũng cần xử lý đối với lái xe có nồng độ cồn khi tham gia giao thông; kiểm tra, xử lý cán bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Phó Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội thường xuyên tuyên truyền cho hội viên về vấn đề an toàn giao thông. Các tỉnh, thành phố trong cả nước đều phải sơ kết an toàn giao thông sáu tháng đầu năm và bàn các giải pháp cụ thể, quyết liệt, đồng bộ để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Quốc hội, cũng như Chính phủ đã giao cho các địa phương…
Theo báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, sáu tháng đầu năm nay, toàn quốc đã xảy ra 17.886 vụ tại nạn giao thông, làm chết 4.953 người và bị thương 19.977 người; giảm 21,63% số vụ tai nạn giao thông so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 16,69% số người chết và giảm 21,63% số người bị thương.
Cả nước đã xảy ra 114 vụ ùn tắc giao thông kéo dài (trong đó các tỉnh: Thừa Thiên-Huế 34 vụ, Thanh Hóa 28 vụ, Yên Bái 24 vụ, thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có 6 vụ). So với cùng kỳ năm 2011, giảm 5,8% số vụ ùn tắc.
Nguyên nhân ùn tắc chủ yếu là do tai nạn giao thông (chiếm 57,1%); xe hỏng, cháy (chiến 34,7%); do sạt lở đường và lễ hội (chiếm 8,2%). Toàn quốc đã đăng ký mới 66.363 xe ôtô, gần 1,5 triệu xe môtô, nâng tổng số phương tiện đã đăng ký lên gần 38 triệu xe; trong đó: 2.004.107 ôtô và gần 36 triệu môtô./.
Nguyễn Cường (TTXVN)