Theo Sở Công Thương Kiên Giang, từ các nguồn như ngân sách Nhà nước, thương nhân đang kinh doanh chợ, doanh nghiệp và những nguồn vốn khác, tỉnh Kiên Giang quy hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, kho chứa hàng hóa đến năm 2020, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng.
Tỉnh xây dựng trung tâm thương mại hạng II ở thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, hạng III ở các trung tâm huyện và siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh.
Tại những khu đô thị mới, khu dân cư tập trung xây dựng các khu thương mại-dịch vụ, cửa hàng tiện ích.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống chợ với quy mô phù hợp trên từng địa bàn. Bên cạnh chợ trung tâm đầu mối, tỉnh xây dựng, nâng cấp các chợ phường, liên phường để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu thụ trực tiếp hàng hóa nông sản, thủy sản của nhân dân trong khu vực.
Ở những vùng nông thôn đầu tư xây dựng chợ xã trọng điểm, chợ trung tâm liên xã làm đầu mối cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân.
Cụ thể là xây dựng 4 chợ đầu mối, gồm chợ nông sản Thạnh Lộc và chợ thủy sản Tắc Cậu (Châu Thành), chợ thủy sản trên biển (Kiên Hải), chợ chuyên doanh lúa gạo Tân Hiệp. Xây dựng 15 chợ ở thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các huyện U Minh Thượng, An Minh, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải, Tân Hiệp, Kiên Lương, An Biên, Hòn Đất, Giang Thành, Gò Quao.
Tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp và chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển hệ thống chợ, siêu thị, cơ sở bán buôn, bán lẻ gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế trên lĩnh vực thương mại, tạo nguồn hàng cung ứng, chất lượng, ổn định cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn và phát triển nguồn cung ứng các mặt hàng nông sản, thủy sản, công nghiệp.
Hiện nay, loại hình chợ đầu mối ở tỉnh Kiên Giang chưa phát triển nên việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa nông sản chưa đi vào nền nếp, ổn định.
Tỉnh hiện có 130 chợ trên địa bàn, trong đó hơn 56% là chợ xây dựng kiên cố, còn lại là chợ tạm; một chợ chuyên doanh hải sản ở thị xã Hà Tiên; hai siêu thị tại thành phố Rạch Giá và sáu cửa hàng tổ chức kinh doanh theo phương thức khách hàng tự lựa chọn hàng hóa./.
Tỉnh xây dựng trung tâm thương mại hạng II ở thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên, hạng III ở các trung tâm huyện và siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh.
Tại những khu đô thị mới, khu dân cư tập trung xây dựng các khu thương mại-dịch vụ, cửa hàng tiện ích.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống chợ với quy mô phù hợp trên từng địa bàn. Bên cạnh chợ trung tâm đầu mối, tỉnh xây dựng, nâng cấp các chợ phường, liên phường để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu thụ trực tiếp hàng hóa nông sản, thủy sản của nhân dân trong khu vực.
Ở những vùng nông thôn đầu tư xây dựng chợ xã trọng điểm, chợ trung tâm liên xã làm đầu mối cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân.
Cụ thể là xây dựng 4 chợ đầu mối, gồm chợ nông sản Thạnh Lộc và chợ thủy sản Tắc Cậu (Châu Thành), chợ thủy sản trên biển (Kiên Hải), chợ chuyên doanh lúa gạo Tân Hiệp. Xây dựng 15 chợ ở thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các huyện U Minh Thượng, An Minh, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải, Tân Hiệp, Kiên Lương, An Biên, Hòn Đất, Giang Thành, Gò Quao.
Tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp và chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển hệ thống chợ, siêu thị, cơ sở bán buôn, bán lẻ gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế trên lĩnh vực thương mại, tạo nguồn hàng cung ứng, chất lượng, ổn định cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn và phát triển nguồn cung ứng các mặt hàng nông sản, thủy sản, công nghiệp.
Hiện nay, loại hình chợ đầu mối ở tỉnh Kiên Giang chưa phát triển nên việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa nông sản chưa đi vào nền nếp, ổn định.
Tỉnh hiện có 130 chợ trên địa bàn, trong đó hơn 56% là chợ xây dựng kiên cố, còn lại là chợ tạm; một chợ chuyên doanh hải sản ở thị xã Hà Tiên; hai siêu thị tại thành phố Rạch Giá và sáu cửa hàng tổ chức kinh doanh theo phương thức khách hàng tự lựa chọn hàng hóa./.
Lê Huy Hải (TTXVN)