Ông Lâm Hoàng Sa, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang khẳng định, quan điểm của tỉnh là sẽ xử lý nghiêm vi phạm phá rừng, hủy hoại tài nguyên rừng đến nơi đến chốn, dù đó là dân hay cán bộ.
Ông Sa cho biết đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, công an vào cuộc để điều tra làm rõ những nội dung tố cáo của người dân về các sai phạm đất lâm nghiệp tại xã Cửa Cạn.
Hàng chục ha rừng ở khu vực Cửa Cạn, phía bắc đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được “phù phép” thành đất nông nghiệp, đất xây dựng điểm du lịch hay chuyển đổi mục đích sử dụng khác từ đầu năm 2011.
Khi nhiều vụ phá rừng bị phát hiện, người dân huyện đảo Phú Quốc nói chung và xã Cửa Cạn nói riêng đã tố cáo đến ngành chức năng huyện Phú Quốc để điều tra, xử lý nhưng sự việc cứ mãi “đóng băng” và “im lặng.”
Điển hình như vụ phá khoảng 10.000 m2 rừng vào tháng 2/2011 tại rừng Quốc gia tại ấp 2 (Cửa Cạn); vụ phá và chở hàng trăm ngàn m3 đất khai thác trái phép trên đất rừng chuyển ra san lấp mặt bằng diện tích 10.000 m2 tại cầu Cây Tróc, xã Cửa Cạn thuộc rừng ngập mặn.
Theo Hạt kiểm lâm Phú Quốc, đảo Phú Quốc có diện tích rừng 38.296ha, giao cho ba lực lượng quản lý, gồm Vườn Quốc gia Phú Quốc hơn 31.000ha, Ban quản lý rừng phòng hộ 874ha và còn lại là kiểm lâm huyện quản lý.
Việc lấn chiếm đất rừng trái phép diễn biến phức tạp trong những năm gần đây khi Phú Quốc xuất hiện cơn sốt đất du lịch. Nhiều khu vực rừng bị chặt phá, lấn chiếm để trồng cây, với danh nghĩa phát triển du lịch như một sự phù phép, biến tướng đất lâm nghiệp cần được ngăn chặn và xử lý triệt để./.
Ông Sa cho biết đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, công an vào cuộc để điều tra làm rõ những nội dung tố cáo của người dân về các sai phạm đất lâm nghiệp tại xã Cửa Cạn.
Hàng chục ha rừng ở khu vực Cửa Cạn, phía bắc đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được “phù phép” thành đất nông nghiệp, đất xây dựng điểm du lịch hay chuyển đổi mục đích sử dụng khác từ đầu năm 2011.
Khi nhiều vụ phá rừng bị phát hiện, người dân huyện đảo Phú Quốc nói chung và xã Cửa Cạn nói riêng đã tố cáo đến ngành chức năng huyện Phú Quốc để điều tra, xử lý nhưng sự việc cứ mãi “đóng băng” và “im lặng.”
Điển hình như vụ phá khoảng 10.000 m2 rừng vào tháng 2/2011 tại rừng Quốc gia tại ấp 2 (Cửa Cạn); vụ phá và chở hàng trăm ngàn m3 đất khai thác trái phép trên đất rừng chuyển ra san lấp mặt bằng diện tích 10.000 m2 tại cầu Cây Tróc, xã Cửa Cạn thuộc rừng ngập mặn.
Theo Hạt kiểm lâm Phú Quốc, đảo Phú Quốc có diện tích rừng 38.296ha, giao cho ba lực lượng quản lý, gồm Vườn Quốc gia Phú Quốc hơn 31.000ha, Ban quản lý rừng phòng hộ 874ha và còn lại là kiểm lâm huyện quản lý.
Việc lấn chiếm đất rừng trái phép diễn biến phức tạp trong những năm gần đây khi Phú Quốc xuất hiện cơn sốt đất du lịch. Nhiều khu vực rừng bị chặt phá, lấn chiếm để trồng cây, với danh nghĩa phát triển du lịch như một sự phù phép, biến tướng đất lâm nghiệp cần được ngăn chặn và xử lý triệt để./.
Lê Huy Hải (TTXVN)