Sáng 26/2, tại phiên họp trực tuyến với hai Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu ban quản lý hai khu này cụ thể hóa các kiến nghị cấp bách về chính sách, cơ chế và vốn bằng một danh mục cụ thể, trình Chính phủ xem xét trước tháng 4/2010.
Hàng loạt kiến nghị và vấn đề bức xúc trong hoạt động xây dựng, giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, thủ tục hành chính và nguồn nhân lực đã được lãnh đạo Khu công nghệ cao Hòa Lạc (HHTP) và Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) đưa ra tại phiên họp trực tuyến.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban quản lý HHTP Nguyễn Văn Lạng, công tác giải phóng mặt bằng của HHTP đã hoàn toàn ngừng trệ trong năm 2009 và nguồn vốn 170 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng, tái định cư đã không thể giải ngân đúng hạn.
Tính đến hết năm 2009, HHTP mới giải phóng được 834ha trong tổng số 1.586ha.
Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ về hạ tầng như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều chưa có kế hoạch triển khai theo quy hoạch được phê duyệt.
Nhiều công trình đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước đã quá thời hạn thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, SHTP cho biết công tác giải phóng mặt bằng khá thuận lợi (đã thu hồi 694ha trong tổng số 801ha, đạt trên 86%) song lại khó khăn trong phát triển hạ tầng khu do thiếu vốn.
Theo cơ chế tài chính hiện tại (vốn Trung ương 30%, địa phương 70%), Thành phố Hồ Chí Minh đã chi trên 3.700 tỷ đồng song mới nhận được từ Trung ương 830 tỷ đồng.
Cả hai khu công nghệ cao đều đề cập đến những khó khăn do Luật Công nghệ cao đã có hiệu lực từ 1/7/2009 song đến nay chưa có nghị định hướng dẫn thi hành, không tạo được bước đột phá trong thu hút và phát triển công nghệ cao.
Vấn đề nhân lực cũng là mối lo lắng lớn của cả HHTP và SHTP, đặc biệt là khi cả hai khu đều chưa tìm được cơ chế mới cho thu hút chuyên gia và lao động trình độ cao.
HHTP đề nghị Chính phủ bố trí vốn tăng thêm cho các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, trong đó ưu tiên cho các dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư, các dự án hạ tầng thiết yếu; chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đặc biệt là mặt bằng để triển khai các dự án vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.
SHTP đề nghị Chính phủ tập hợp các bộ, ngành liên quan để thống nhất lần cuối cùng những vấn đề về chính sách, thủ tục trước khi ban hành các văn bản pháp lý khác về hoạt động của các khu công nghệ cao, sớm ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao để các khu công nghệ cao, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch hành động của mình.
Trong một đề xuất nhấn mạnh tới nhu cầu vốn, Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ ban hành gói kích cầu đặc biệt để thu hút các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao và các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động ươm tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ủng hộ đề nghị xây dựng mô hình làng khoa học công nghệ Việt kiều tại SHTP với một phần kinh phí hỗ trợ từ Trung ương.
Phó Thủ tướng cũng ủng hộ yêu cầu cấp bách về tập trung phát triển nguồn nhân lực mà các khu công nghệ cao đưa ra và cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về đào tạo, cung ứng nhân lực từ các khu công nghệ cao.
Đến hết năm 2009, HHTP đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án với tổng vốn đầu tư gần 6.300 tỷ đồng trên diện tích 58,6ha.
SHTP hiện có 40 nhà đầu tư với tổng vốn trên 1,7 tỷ USD, trong đó 17 dự án đã đi vào hoạt động. Dự kiến, năm 2010 có 24 dự án hoạt động, trong đó có dự án nhà máy kiểm định và sản xuất chip của Intel.
Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất của SHTP đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, 98% là xuất khẩu. Năm 2009, giá trị xuất khẩu của SHTP đạt 259 triệu USD./.
Hàng loạt kiến nghị và vấn đề bức xúc trong hoạt động xây dựng, giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, thủ tục hành chính và nguồn nhân lực đã được lãnh đạo Khu công nghệ cao Hòa Lạc (HHTP) và Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) đưa ra tại phiên họp trực tuyến.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng Ban quản lý HHTP Nguyễn Văn Lạng, công tác giải phóng mặt bằng của HHTP đã hoàn toàn ngừng trệ trong năm 2009 và nguồn vốn 170 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng, tái định cư đã không thể giải ngân đúng hạn.
Tính đến hết năm 2009, HHTP mới giải phóng được 834ha trong tổng số 1.586ha.
Các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ về hạ tầng như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều chưa có kế hoạch triển khai theo quy hoạch được phê duyệt.
Nhiều công trình đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước đã quá thời hạn thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, SHTP cho biết công tác giải phóng mặt bằng khá thuận lợi (đã thu hồi 694ha trong tổng số 801ha, đạt trên 86%) song lại khó khăn trong phát triển hạ tầng khu do thiếu vốn.
Theo cơ chế tài chính hiện tại (vốn Trung ương 30%, địa phương 70%), Thành phố Hồ Chí Minh đã chi trên 3.700 tỷ đồng song mới nhận được từ Trung ương 830 tỷ đồng.
Cả hai khu công nghệ cao đều đề cập đến những khó khăn do Luật Công nghệ cao đã có hiệu lực từ 1/7/2009 song đến nay chưa có nghị định hướng dẫn thi hành, không tạo được bước đột phá trong thu hút và phát triển công nghệ cao.
Vấn đề nhân lực cũng là mối lo lắng lớn của cả HHTP và SHTP, đặc biệt là khi cả hai khu đều chưa tìm được cơ chế mới cho thu hút chuyên gia và lao động trình độ cao.
HHTP đề nghị Chính phủ bố trí vốn tăng thêm cho các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, trong đó ưu tiên cho các dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư, các dự án hạ tầng thiết yếu; chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đặc biệt là mặt bằng để triển khai các dự án vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.
SHTP đề nghị Chính phủ tập hợp các bộ, ngành liên quan để thống nhất lần cuối cùng những vấn đề về chính sách, thủ tục trước khi ban hành các văn bản pháp lý khác về hoạt động của các khu công nghệ cao, sớm ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao để các khu công nghệ cao, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch hành động của mình.
Trong một đề xuất nhấn mạnh tới nhu cầu vốn, Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ ban hành gói kích cầu đặc biệt để thu hút các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao và các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động ươm tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ủng hộ đề nghị xây dựng mô hình làng khoa học công nghệ Việt kiều tại SHTP với một phần kinh phí hỗ trợ từ Trung ương.
Phó Thủ tướng cũng ủng hộ yêu cầu cấp bách về tập trung phát triển nguồn nhân lực mà các khu công nghệ cao đưa ra và cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về đào tạo, cung ứng nhân lực từ các khu công nghệ cao.
Đến hết năm 2009, HHTP đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án với tổng vốn đầu tư gần 6.300 tỷ đồng trên diện tích 58,6ha.
SHTP hiện có 40 nhà đầu tư với tổng vốn trên 1,7 tỷ USD, trong đó 17 dự án đã đi vào hoạt động. Dự kiến, năm 2010 có 24 dự án hoạt động, trong đó có dự án nhà máy kiểm định và sản xuất chip của Intel.
Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất của SHTP đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, 98% là xuất khẩu. Năm 2009, giá trị xuất khẩu của SHTP đạt 259 triệu USD./.
Thi Cầm (Vietnam+)