Kiến nghị nhiều biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô

Nhiều kiến nghị về thực hiện các biện pháp điều hành vĩ mô đã được đưa ra tại hội thảo về kinh tế Việt Nam, diễn ra 10/3 ở Cần Thơ.
Ngày 10/3, tại Cần Thơ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học xã hội ViệtNam đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Kinh tế Việt Nam-Những vấn đề đặt ra trongtrung và dài hạn.”

Hội thảo đánh giá kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn2006-2010, kinh tế Việt Nam đã vượt ngưỡng nước đang phát triển, có thu nhậpthấp để gia nhập các nước có thu nhập trung bình, được cộng đồng quốc tế đánhgiá cao.

Tuy nhiên, đi kèm với nó còn không ít khó khăn, thách thức lớn. Nổi cộm là bấtổn vĩ mô gia tăng như lạm phát, tỷ giá biến động mạnh, thâm hụt cán cân thanhtoán, thị trường tài chính, tiền tệ thiếu ổn định. Nhiều vấn đề về an sinh xãhội gặp khó khăn không nhỏ.

Cùng với phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại nêu trên,hội nghị kiến nghị Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp hoạch định, điều hànhchính sách kinh tế vĩ mô từ năm 2011-2015 và giai đoạn sau đó nhằm ổn định, nângcao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập sâu với kinh tếthế giới.

Trước hết, cần thực hiện ngay tái cơ cấu kinh tế, điều chỉnh thể chế căn bản đểthực sự làm thay đổi mô hình tăng trưởng như tái cấu trúc hệ thống ngân hàngbằng cách tăng cường vai trò độc lập của ngân hàng nhà nước; mạnh tay sắp xếplại các ngân hàng thương mại cổ phần đồng thời chuyển sang chế độ ngân sách“cứng” theo nguyên tắc nhà nước tập trung ổn định vĩ mô, chống lạm phát, giảmthiểu đầu tư công (nhất là đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước) trong tổng vốn đầutư của xã hội song song với tăng cường hiệu quả, chất lượng đầu tư công. Khôngphân bổ vốn đầu tư nhà nước vào ngành mà tư nhân đảm nhiệm tốt.

Cần ưu tiên hàng đầu cho kiềm chế lạm phát thay vì ưu tiên cho tăng trưởng kinhtế, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chính sách tài khóa để giảm bội chi ngân sáchxuống còn 4,5% của GDP (năm 2011) và giảm dần tỷ lệ này còn 2,5% năm 2015. Giảmmức tăng tín dụng hàng năm còn 16-17%, giảm sâu mức nhập siêu trung hạn để giảmthâm hụt của cán cân vãng lai xuống còn 9% (năm 2011) và xuống mức 5% năm 2015và cũng nhằm tăng mức dự trữ ngoại hối.

Nhà nước cần hoàn chỉnh cơ chế, luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảmthực thi hữu hiệu chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đồng thời cũng để khắcphục nhược điểm thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, chồng chéo trong thực hiện chínhsách này. Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài cần tính tới yếu tố dài hạn.

Để đạt hiệu quả mong muốn, cần hoàn thiện các nhóm giải pháp về pháp luật liênquan, quy hoạch, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,xúc tiến đầu tư, quản lý nhà nước. Nhà nước cần lấy nông nghiệp, nông thôn làmtrọng tâm cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.

Theo đó, cần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, có khả năng cạnh tranh và kếtnối với chuỗi giá trị toàn cầu; tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, trongđó, ưu tiên tăng tín dụng và hỗ trợ lãi suất đầu tư cho lĩnh vực này song songvới áp dụng hàng rào kỹ thuật trong nhập khẩu nông sản.

Để nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần khuyến khích các hoạt độngcông nghiệp thuận theo lợi thế so sánh, xem xét lại chiến lược công nghiệp bấtchấp lợi thế so sánh. Nhà nước cần nhanh chóng cải cách an sinh xã hội theohướng gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội để vừa tạo tăngtrưởng kinh tế, vừa phát huy tối đa nguồn lực con người./.

Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục