Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đức liên tục tăng trong những năm gần đây, cụ thể năm 2009 đạt 3,4 tỷ USD, năm 2010 đạt 4,1 tỷ USD và dự kiến trong năm 2011 đạt 5 tỷ USD.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Hữu Thiện, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Đức Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại buổi họp mặt Kỷ niệm 21 năm Ngày thống nhất nước Đức tổ chức ngày 3/10.
Theo ông Thiện, Cộng hòa Liên bang Đức luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong EU.
Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Đức gồm giày dép, hàng dệt may, thủy sản, nông sản, trong đó Đức hiện là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới đối với càphê hạt và hạt tiêu đen của Việt Nam.
Hàng hóa nhập khẩu từ Đức của Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị điện, thiết bị cho ngành khai khoáng, xây dựng, dệt may, ôtô, dược phẩm.
Về lĩnh vực đầu tư, Đức hiện có 210 doanh nghiệp và văn phòng đại diện của các công ty hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 139 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đăng ký 778 triệu USD, đứng thứ 22 trên tổng số 89 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Hiện hai nước đã và đang triển khai nhiều dự án, trong đó trọng tâm là lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng.
Tại lễ kỷ niệm, ông Conrad Cappell, Tổng lãnh sự Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Chính phủ Đức theo đuổi chính sách phát triển mối quan hệ sâu rộng giữa Đức và Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực.
Đức quan tâm tới việc hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam không chỉ về chính trị mà còn về văn hóa, kinh tế, khoa học, chính sách phát triển và pháp lý./.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Hữu Thiện, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Đức Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại buổi họp mặt Kỷ niệm 21 năm Ngày thống nhất nước Đức tổ chức ngày 3/10.
Theo ông Thiện, Cộng hòa Liên bang Đức luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong EU.
Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Đức gồm giày dép, hàng dệt may, thủy sản, nông sản, trong đó Đức hiện là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới đối với càphê hạt và hạt tiêu đen của Việt Nam.
Hàng hóa nhập khẩu từ Đức của Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị điện, thiết bị cho ngành khai khoáng, xây dựng, dệt may, ôtô, dược phẩm.
Về lĩnh vực đầu tư, Đức hiện có 210 doanh nghiệp và văn phòng đại diện của các công ty hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 139 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đăng ký 778 triệu USD, đứng thứ 22 trên tổng số 89 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Hiện hai nước đã và đang triển khai nhiều dự án, trong đó trọng tâm là lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng.
Tại lễ kỷ niệm, ông Conrad Cappell, Tổng lãnh sự Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Chính phủ Đức theo đuổi chính sách phát triển mối quan hệ sâu rộng giữa Đức và Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực.
Đức quan tâm tới việc hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam không chỉ về chính trị mà còn về văn hóa, kinh tế, khoa học, chính sách phát triển và pháp lý./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)