Nhật Bản cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước này đã tăng 40,9% đạt 4.900 tỷ yen, mức cao nhất trong 30 năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật tăng chủ yếu nhờ sự gia tăng nhu cầu ở các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, cho dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phải chống chọi với giảm phát và sự suy giảm nhu cầu trong nước.
Theo nhà kinh tế của Viện Nghiên cứu Daiwa, Hiroshi Watanabe, nhu cầu trong nước giảm khiến Nhật Bản chỉ có thể trông chờ vào xuất khẩu.
Tuy nhiên, quá trình phục hồi của đất nước "Mặt Trời mọc" vẫn ở mức yếu, khi giá tiêu dùng tiếp tục giảm, nợ công cao và nhu cầu tiêu dùng trong nước tụt dốc sẽ là những vấn đề chủ chốt mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản phải giải quyết.
Năm 2008, Nhật Bản đã trải qua giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến hoạt động xuất khẩu đi xuống và chỉ tăng trưởng trở lại trong quý II/2009.
Theo số liệu thống kê mới công bố, thặng dư thương mại của Nhật Bản năm 2009 đạt mức đáng kinh ngạc 85,2 tỷ yen (945 triệu USD) vượt qua thâm hụt dự kiến 145 tỷ yen của thị trường, và làm đảo chiều kỷ lục thâm hụt 956 tỷ yen năm 2008, chủ yếu do Nhật Bản đạt thặng dư thương mại với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và thu hẹp thâm hụt với Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 24,2% lên 710,4 tỷ yen, lần tăng đầu tiên trong 29 tháng, trong đó xuất khẩu ôtô tăng hơn hai lần. Do đó, thặng dư thương mại với Mỹ cũng tăng 78,7% lên 237,1 tỷ yen.
Thặng dư thương mại với EU trong năm 2009 tăng hơn 3 lần lên 92,1 tỷ yen, so với 27,8 tỷ yen của năm 2008. Trong khi đó, thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng giảm tương ứng 76,8% xuống 130,6 tỷ yen.
Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản trong năm 2009 với kim ngạch xuất khẩu đạt 920 tỷ yen, tăng 79,9% nhờ nhu cầu cao đối với các sản phẩm như chất bán dẫn, linh kiện, ôtô và chất dẻo.
Theo nhà kinh tế hàng đầu của Viện Nghiên cứu Norinchukin, Takeshi Mianmi, Nhật Bản cần lưu tâm đến sự phát triển của Trung Quốc do sự thắt chặt tín dụng của nước này khiến nền kinh tế phát triển chậm lại và giảm nhập khẩu từ Nhật Bản.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng tăng 8,6% lên 4.820 tỷ yen, lần tăng đầu tiên trong 15 tháng qua./.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật tăng chủ yếu nhờ sự gia tăng nhu cầu ở các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, cho dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phải chống chọi với giảm phát và sự suy giảm nhu cầu trong nước.
Theo nhà kinh tế của Viện Nghiên cứu Daiwa, Hiroshi Watanabe, nhu cầu trong nước giảm khiến Nhật Bản chỉ có thể trông chờ vào xuất khẩu.
Tuy nhiên, quá trình phục hồi của đất nước "Mặt Trời mọc" vẫn ở mức yếu, khi giá tiêu dùng tiếp tục giảm, nợ công cao và nhu cầu tiêu dùng trong nước tụt dốc sẽ là những vấn đề chủ chốt mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản phải giải quyết.
Năm 2008, Nhật Bản đã trải qua giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến hoạt động xuất khẩu đi xuống và chỉ tăng trưởng trở lại trong quý II/2009.
Theo số liệu thống kê mới công bố, thặng dư thương mại của Nhật Bản năm 2009 đạt mức đáng kinh ngạc 85,2 tỷ yen (945 triệu USD) vượt qua thâm hụt dự kiến 145 tỷ yen của thị trường, và làm đảo chiều kỷ lục thâm hụt 956 tỷ yen năm 2008, chủ yếu do Nhật Bản đạt thặng dư thương mại với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và thu hẹp thâm hụt với Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 24,2% lên 710,4 tỷ yen, lần tăng đầu tiên trong 29 tháng, trong đó xuất khẩu ôtô tăng hơn hai lần. Do đó, thặng dư thương mại với Mỹ cũng tăng 78,7% lên 237,1 tỷ yen.
Thặng dư thương mại với EU trong năm 2009 tăng hơn 3 lần lên 92,1 tỷ yen, so với 27,8 tỷ yen của năm 2008. Trong khi đó, thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng giảm tương ứng 76,8% xuống 130,6 tỷ yen.
Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản trong năm 2009 với kim ngạch xuất khẩu đạt 920 tỷ yen, tăng 79,9% nhờ nhu cầu cao đối với các sản phẩm như chất bán dẫn, linh kiện, ôtô và chất dẻo.
Theo nhà kinh tế hàng đầu của Viện Nghiên cứu Norinchukin, Takeshi Mianmi, Nhật Bản cần lưu tâm đến sự phát triển của Trung Quốc do sự thắt chặt tín dụng của nước này khiến nền kinh tế phát triển chậm lại và giảm nhập khẩu từ Nhật Bản.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng tăng 8,6% lên 4.820 tỷ yen, lần tăng đầu tiên trong 15 tháng qua./.
Trà My (Vietnam+)