Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chín tháng ước đạt trên 7,5 tỷ USD, tăng trên 17% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hàng dệt may trong 9 tháng có nhiều thuận lợi, đơn hàng nhiều, giá xuất khẩu cũng tăng từ 15% đến 20%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu có thể vượt mục tiêu 10,5 tỷ USD trong năm 2010.
Ngoại trừ thị trường EU phục hồi chậm, tăng trưởng thấp, còn lại các thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật đều đạt tăng trưởng cao, gia tăng thị phần xuất khẩu.
Nhờ các hiệp định thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường này tăng cao, trong đó thị trường Hàn Quốc tăng trưởng 80%, Nhật 15%.
Đến thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho biết đã ký nhiều đơn hàng sản xuất cho đối tác trong năm 2011. Trên thực tế, việc có đơn hàng ổn định trước là có lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, đó có thể là một thua thiệt vì xu hướng giá nguyên liệu đầu vào, giá bán, gia công hiện nay và cả trong thời gian tới đang tăng lên.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp ngành dệt may còn trú trọng phát triển thị trường nội địa.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam dự kiến phấn đấu đạt mục tiêu bán lẻ tăng 17% đến 20% so với năm trước. Tuy nhiên việc nhập lậu sản phẩm từ Trung Quốc đã gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp trong nước./.
Xuất khẩu hàng dệt may trong 9 tháng có nhiều thuận lợi, đơn hàng nhiều, giá xuất khẩu cũng tăng từ 15% đến 20%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu có thể vượt mục tiêu 10,5 tỷ USD trong năm 2010.
Ngoại trừ thị trường EU phục hồi chậm, tăng trưởng thấp, còn lại các thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật đều đạt tăng trưởng cao, gia tăng thị phần xuất khẩu.
Nhờ các hiệp định thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường này tăng cao, trong đó thị trường Hàn Quốc tăng trưởng 80%, Nhật 15%.
Đến thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho biết đã ký nhiều đơn hàng sản xuất cho đối tác trong năm 2011. Trên thực tế, việc có đơn hàng ổn định trước là có lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, đó có thể là một thua thiệt vì xu hướng giá nguyên liệu đầu vào, giá bán, gia công hiện nay và cả trong thời gian tới đang tăng lên.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp ngành dệt may còn trú trọng phát triển thị trường nội địa.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam dự kiến phấn đấu đạt mục tiêu bán lẻ tăng 17% đến 20% so với năm trước. Tuy nhiên việc nhập lậu sản phẩm từ Trung Quốc đã gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp trong nước./.
Trần Thúy Hằng (TTXVN/Vietnam+)