Tại Hội nghị quốc tế về "Rau quả nhiệt đới Việt Nam" do Hiệp hội rau quả Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/12, ông Huỳnh Quang Đấu, Phó Chủ tịch Hiệp hội cho biết, tính đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 515 triệu USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ và đạt 109,5% kế hoạch năm (470 triệu USD).
Dự kiến năm 2011, kim ngạch đạt khoảng 600 triệu USD và trở thành quốc gia sản xuất rau quả có sản lượng lớn đứng thứ 5 châu Á.
Hiện các mặt hàng như thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, vải đang được xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Á với số lượng lớn, trong đó Nhật Bản là quốc gia có nhu cầu nhập khẩu nhiều rau quả từ Việt Nam. Tính đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật đạt trên 51,2 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ, với các mặt hàng chủ yếu là thanh long, xoài cắt đông lạnh, sơ ri, dưa chuột và nấm.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến-Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhận định, từ nay đến năm 2012 nhu cầu tiêu thụ nông sản của thế giới ngày càng lớn, do đó sẽ thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng mạnh.
Hiện tại nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Pakistan nền nông nghiệp đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết, nhất là Pakistan trong đợt lũ lụt vừa qua diện tích gieo trồng đã bị tàn phá nặng, dẫn đến khan hiếm nguồn cung và giá hàng bán lẻ đã tăng 100% so với lúc trước khi xảy ra thiên tai.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, rau quả của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập, như vẫn còn bị khiếu nại về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, bao bì đóng gói cũng bị đánh giá là vừa thiếu vừa không phù hợp, chủ yếu là dùng các loại bao tải, sọt tre, thậm chí chất đống rau quả lên các phương tiện vận chuyển.
Hiện tỷ lệ rau quả chế biến chỉ đạt 10% tổng sản lượng, các dạng sản phẩm rau quả chế biến chính là đồ hộp rau giầm dấm, quả nước đường, nước quả tự nhiên. Tổn thất sau thu hoạch cả về lượng và chất trong ngành rau quả Việt Nam đang ở mức rất cao là 25%.
Để xuất khẩu rau quả đi đúng hướng và chuyên nghiệp, Hiệp hội rau quả Việt Nam khuyến cáo cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều phải thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các nhà nhập khẩu./.
Dự kiến năm 2011, kim ngạch đạt khoảng 600 triệu USD và trở thành quốc gia sản xuất rau quả có sản lượng lớn đứng thứ 5 châu Á.
Hiện các mặt hàng như thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, vải đang được xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Á với số lượng lớn, trong đó Nhật Bản là quốc gia có nhu cầu nhập khẩu nhiều rau quả từ Việt Nam. Tính đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật đạt trên 51,2 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ, với các mặt hàng chủ yếu là thanh long, xoài cắt đông lạnh, sơ ri, dưa chuột và nấm.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến-Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhận định, từ nay đến năm 2012 nhu cầu tiêu thụ nông sản của thế giới ngày càng lớn, do đó sẽ thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng mạnh.
Hiện tại nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Pakistan nền nông nghiệp đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết, nhất là Pakistan trong đợt lũ lụt vừa qua diện tích gieo trồng đã bị tàn phá nặng, dẫn đến khan hiếm nguồn cung và giá hàng bán lẻ đã tăng 100% so với lúc trước khi xảy ra thiên tai.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, rau quả của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập, như vẫn còn bị khiếu nại về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, bao bì đóng gói cũng bị đánh giá là vừa thiếu vừa không phù hợp, chủ yếu là dùng các loại bao tải, sọt tre, thậm chí chất đống rau quả lên các phương tiện vận chuyển.
Hiện tỷ lệ rau quả chế biến chỉ đạt 10% tổng sản lượng, các dạng sản phẩm rau quả chế biến chính là đồ hộp rau giầm dấm, quả nước đường, nước quả tự nhiên. Tổn thất sau thu hoạch cả về lượng và chất trong ngành rau quả Việt Nam đang ở mức rất cao là 25%.
Để xuất khẩu rau quả đi đúng hướng và chuyên nghiệp, Hiệp hội rau quả Việt Nam khuyến cáo cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều phải thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các nhà nhập khẩu./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)