Tiếp theo chương trình làm việc tại Hội nghị thường niên lần thứ 41 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2011 (WEF 2011), trong phiên thảo luận “Tăng cường liên kết công tư, phục vụ tầm nhìn mới cho nông nghiệp" với mục tiêu đưa ra tầm nhìn cho nông nghiệp và xây dựng lộ trình cho các đối tác trong tương lai, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã có bài phát biểu quan trọng.
Ông Robert Greenhill, Tổng Giám đốc Diễn đàn kinh tế châu Á đã chính thức giới thiệu lộ trình cho các đối tác để thực hiện tầm nhìn mới cho nông nghiệp. Lộ trình này do 17 công ty xuyên quốc gia chuẩn bị và tư vấn.
Trước những thách thức của vấn đề an ninh lương thực toàn cầu và phát triển bền vững bảo đảm môi trường và cơ hội để phát triển kinh tế, lộ trình này được lồng ghép giữa chính sách ưu tiên phát triển của các quốc gia với những giải pháp kinh tế của doanh nghiệp.
Nhóm thảo luận do đoàn Việt Nam chủ trì thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Liên hợp quốc Ban Ki-Moon, Tổng thống Tanzania, Cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan và Bộ trưởng Nông nghiệp của nhiều quốc gia đã tham gia phiên thảo luận quan trọng này.
Phát biểu tại buổi thảo luận, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã giới thiệu một số nét cơ bản các chính sách chung của Việt Nam đối với phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã giới thiệu về quá trình đổi mới nông nghiệp ở Việt Nam trong 25 năm qua, nêu các thách thức mới trong nông nghiệp của Việt Nam và giới thiệu các sáng kiến về hợp tác công-tư ở Việt Nam đã được triển khai tích cực trong 6 tháng qua với sự hình thành của 5 nhóm công tác chuyên trách. Các nhóm công tác này thông qua các phương thức tiếp cận đã thúc đẩy phát triển một số mặt hàng nông nghiệp mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh việc Nhà nước đề ra một hệ thống chính sách hợp lý chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên động lực để người nông dân, doanh nhân và mọi thành phần kinh tế hăng hái huy động nguồn lực vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
Yếu tố này chính là chìa khóa để thu hút đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ. Đây là nội dung được cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan rất tâm đắc và đề nghị các quốc gia đang phát triển quan tâm và áp dụng.
Tại cuộc thảo luận, nhiều đại biểu đã nhất trí “Việt Nam là hình mẫu để các quốc gia đang phát triển học tập trong lĩnh vực đảm bảo an ninh lương thực.”
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Hanwha Kim Dong Kwan, tham dự phiên ăn trưa làm việc không chính thức của các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới với chủ đề “Hướng tới một mô hình tăng trưởng mới,” gặp Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Tesco, ông Terry Leahy và tham dự phiên thảo luận “Tăng trưởng sạch - Chỉ là lý thuyết hay thực tiễn?”./.
Ông Robert Greenhill, Tổng Giám đốc Diễn đàn kinh tế châu Á đã chính thức giới thiệu lộ trình cho các đối tác để thực hiện tầm nhìn mới cho nông nghiệp. Lộ trình này do 17 công ty xuyên quốc gia chuẩn bị và tư vấn.
Trước những thách thức của vấn đề an ninh lương thực toàn cầu và phát triển bền vững bảo đảm môi trường và cơ hội để phát triển kinh tế, lộ trình này được lồng ghép giữa chính sách ưu tiên phát triển của các quốc gia với những giải pháp kinh tế của doanh nghiệp.
Nhóm thảo luận do đoàn Việt Nam chủ trì thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Liên hợp quốc Ban Ki-Moon, Tổng thống Tanzania, Cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan và Bộ trưởng Nông nghiệp của nhiều quốc gia đã tham gia phiên thảo luận quan trọng này.
Phát biểu tại buổi thảo luận, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã giới thiệu một số nét cơ bản các chính sách chung của Việt Nam đối với phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã giới thiệu về quá trình đổi mới nông nghiệp ở Việt Nam trong 25 năm qua, nêu các thách thức mới trong nông nghiệp của Việt Nam và giới thiệu các sáng kiến về hợp tác công-tư ở Việt Nam đã được triển khai tích cực trong 6 tháng qua với sự hình thành của 5 nhóm công tác chuyên trách. Các nhóm công tác này thông qua các phương thức tiếp cận đã thúc đẩy phát triển một số mặt hàng nông nghiệp mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh việc Nhà nước đề ra một hệ thống chính sách hợp lý chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên động lực để người nông dân, doanh nhân và mọi thành phần kinh tế hăng hái huy động nguồn lực vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
Yếu tố này chính là chìa khóa để thu hút đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ. Đây là nội dung được cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan rất tâm đắc và đề nghị các quốc gia đang phát triển quan tâm và áp dụng.
Tại cuộc thảo luận, nhiều đại biểu đã nhất trí “Việt Nam là hình mẫu để các quốc gia đang phát triển học tập trong lĩnh vực đảm bảo an ninh lương thực.”
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Hanwha Kim Dong Kwan, tham dự phiên ăn trưa làm việc không chính thức của các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới với chủ đề “Hướng tới một mô hình tăng trưởng mới,” gặp Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Tesco, ông Terry Leahy và tham dự phiên thảo luận “Tăng trưởng sạch - Chỉ là lý thuyết hay thực tiễn?”./.
(TTXVN/Vietnam+)