Trong báo cáo công bố ngày 25/2, Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra lời cảnh báo về khả năng phục hồi kinh tế của châu lục này trong năm nay vẫn còn mong manh.
Theo báo cáo trên, cả Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng euro đều được dự báo chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 0,7% trong năm 2010 sau khi trải qua thời kỳ suy thoái với mức giảm từng khu vực là 4,1% và 4% trong năm ngoái.
Là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, kinh tế EU về căn bản đã thoát ra "cơn nguy kịch" khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bắt đầu tăng trở lại vào quý III năm ngoái, sau thời kỳ suy thoái dài và trầm trọng nhất trong lịch sử EU.
Báo cáo cho biết những biện pháp cứu vãn kinh tế đặc biệt được áp dụng thời gian qua đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi của nền kinh tế EU.
Theo dự báo, tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm sẽ tương đối cao đối với cả EU và khu vực đồng euro, tuy nhiên con số này sẽ giảm vào 6 tháng cuối năm, do một số tác nhân tạm thời như chính phủ các nước bắt đầu ngừng các gói kích thích kinh tế, đặc biệt chương trình đổi "xe cũ lấy xe mới" của Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, cũng kết thúc. Chính vì vậy, viễn cảnh nền kinh tế EU sẽ không thay đổi nhiều trong năm nay với tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức 1,4% đối với EU và 1,1% đối với khu vực đồng euro.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ), ông Olli Rehn, Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ, nhận định sự phục hồi của kinh tế châu Âu đang từng bước rõ ràng nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều khó khăn. Theo các nhà phân tích, để đạt được mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững, EU phải hành động trên cả hai mặt trận: phục hồi kinh tế và cải tổ hệ thống tài chính công.
Chiến lược châu Âu năm 2020 nhằm hiện đại hóa nền kinh tế sẽ phải song hành cùng với việc chỉnh đốn hệ thống tài chính công. Điều này là cần thiết để đạt được sự tăng trưởng bền vững và tạo ra nhiều việc làm.
Đề cập đến triển vọng kinh tế toàn cầu, báo cáo nhận định kinh tế thế giới đã phục hồi mạnh hơn so với dự kiến một phần lớn là nhờ những thành tích của châu Á, đặc biệt là một số nền kinh tế mới nổi. Với kết quả này, năm 2010, GDP toàn cầu (không tính tới EU) dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 4%./.
Theo báo cáo trên, cả Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng euro đều được dự báo chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 0,7% trong năm 2010 sau khi trải qua thời kỳ suy thoái với mức giảm từng khu vực là 4,1% và 4% trong năm ngoái.
Là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, kinh tế EU về căn bản đã thoát ra "cơn nguy kịch" khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bắt đầu tăng trở lại vào quý III năm ngoái, sau thời kỳ suy thoái dài và trầm trọng nhất trong lịch sử EU.
Báo cáo cho biết những biện pháp cứu vãn kinh tế đặc biệt được áp dụng thời gian qua đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi của nền kinh tế EU.
Theo dự báo, tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm sẽ tương đối cao đối với cả EU và khu vực đồng euro, tuy nhiên con số này sẽ giảm vào 6 tháng cuối năm, do một số tác nhân tạm thời như chính phủ các nước bắt đầu ngừng các gói kích thích kinh tế, đặc biệt chương trình đổi "xe cũ lấy xe mới" của Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, cũng kết thúc. Chính vì vậy, viễn cảnh nền kinh tế EU sẽ không thay đổi nhiều trong năm nay với tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức 1,4% đối với EU và 1,1% đối với khu vực đồng euro.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ), ông Olli Rehn, Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ, nhận định sự phục hồi của kinh tế châu Âu đang từng bước rõ ràng nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều khó khăn. Theo các nhà phân tích, để đạt được mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững, EU phải hành động trên cả hai mặt trận: phục hồi kinh tế và cải tổ hệ thống tài chính công.
Chiến lược châu Âu năm 2020 nhằm hiện đại hóa nền kinh tế sẽ phải song hành cùng với việc chỉnh đốn hệ thống tài chính công. Điều này là cần thiết để đạt được sự tăng trưởng bền vững và tạo ra nhiều việc làm.
Đề cập đến triển vọng kinh tế toàn cầu, báo cáo nhận định kinh tế thế giới đã phục hồi mạnh hơn so với dự kiến một phần lớn là nhờ những thành tích của châu Á, đặc biệt là một số nền kinh tế mới nổi. Với kết quả này, năm 2010, GDP toàn cầu (không tính tới EU) dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 4%./.
(TTXVN/Vietnam+)