Bundesbank, Ngân hàng trung ương Đức, dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng chậm lại trong mùa Hè sau khi phục hồi vào mùa Xuân, do dữ liệu xuất khẩu và lượng đơn đặt hàng công nghiệp đều yếu.
Bundesbank cho biết, các đơn đặt hàng đã giảm đi đôi chút trong tháng 4/2013 và triển vọng sản xuất trong những tháng tới giảm đi rõ rệt, khả năng xuất khẩu trong ngắn hạn cũng kém khả quan.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, chỉ tăng trưởng 0,1% quý I/2013 sau khi giảm 0,7% trong quý cuối cùng của năm 2012, vì thế thoát khỏi suy thoái về mặt kỹ thuật. Trong quý I/2013, kim ngạch xuất khẩu của Đức sang các nước Eurozone đã giảm 3,2%, còn kim ngạch xuất khẩu sang các nước ngoài khu vực này cũng giảm 0,2%.
Christian Schulz, nhà kinh tế học làm việc tại Berenberg Bank, giải thích: “Tỷ giá đồng yên đã giảm 24% từ tháng 9/2012, trong khi giá trị đồng euro đã không thay đổi trong cùng kỳ. Điều này tạo một lợi thế lớn cho ngành xuất khẩu của Nhật Bản.”
Bundesbank dự báo trong cả năm nay, kinh tế nước này dự kiến chỉ tăng trưởng 0,3% và sẽ tăng 1,5% trong năm 2014.
Hồi đầu tháng, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Đức, trong bối cảnh kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) suy thoái, nhưng định chế này tin rằng nền kinh tế này sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2013.
Trong báo cáo đánh giá thường kỳ về kinh tế Đức, IMF dự đoán nền kinh này chỉ tăng trưởng khoảng 0,3% trong năm 2013 và 1,3% năm 2014, thấp hơn mức dự đoán tăng lần lượt 0,6% và 1,5% mà IMF đưa ra trước đó./.
Bundesbank cho biết, các đơn đặt hàng đã giảm đi đôi chút trong tháng 4/2013 và triển vọng sản xuất trong những tháng tới giảm đi rõ rệt, khả năng xuất khẩu trong ngắn hạn cũng kém khả quan.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, chỉ tăng trưởng 0,1% quý I/2013 sau khi giảm 0,7% trong quý cuối cùng của năm 2012, vì thế thoát khỏi suy thoái về mặt kỹ thuật. Trong quý I/2013, kim ngạch xuất khẩu của Đức sang các nước Eurozone đã giảm 3,2%, còn kim ngạch xuất khẩu sang các nước ngoài khu vực này cũng giảm 0,2%.
Christian Schulz, nhà kinh tế học làm việc tại Berenberg Bank, giải thích: “Tỷ giá đồng yên đã giảm 24% từ tháng 9/2012, trong khi giá trị đồng euro đã không thay đổi trong cùng kỳ. Điều này tạo một lợi thế lớn cho ngành xuất khẩu của Nhật Bản.”
Bundesbank dự báo trong cả năm nay, kinh tế nước này dự kiến chỉ tăng trưởng 0,3% và sẽ tăng 1,5% trong năm 2014.
Hồi đầu tháng, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Đức, trong bối cảnh kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) suy thoái, nhưng định chế này tin rằng nền kinh tế này sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2013.
Trong báo cáo đánh giá thường kỳ về kinh tế Đức, IMF dự đoán nền kinh này chỉ tăng trưởng khoảng 0,3% trong năm 2013 và 1,3% năm 2014, thấp hơn mức dự đoán tăng lần lượt 0,6% và 1,5% mà IMF đưa ra trước đó./.
Vân Anh (TTXVN)