Theo hãng tin AKI, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's vừa đưa ra dự báo rằng trong năm nay, tăng trưởng GDP của nền kinh tế Italy sẽ đứng dưới mức trung bình của 17 nước thuộc Khu vực đồng euro (Eurozone), dự kiến sụt giảm 2% so với mức sụt giảm 0,5% của toàn bộ khu vực Eurozone.
Moody's còn cho hay vào năm tới, các nền kinh tế như Hy Lạp sẽ sụt giảm 7% Tây Ban Nha sụt giảm 1,5% trong khi nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 0,5% còn nền kinh tế Pháp thì không thay đổi.
Trước đó, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch cũng dự báo nền kinh tế Italy sẽ tiếp tục sụt giảm 1,9% trong năm 2012 và sẽ tăng trưởng ở mức zêrô trong năm 2013.
Nền kinh tế Italy hiện đang lâm vào suy thoái trong bối cảnh Thủ tướng nước này Mario Monti đã thông qua một loạt biện pháp như tăng thuế, cắt giảm chi tiêu nhằm cắt giảm nợ công. Tuy nhiên, những biện pháp của ông Monti đã khiến tình trạng suy thoái kinh tế ngày càng trầm trọng hơn.
GDP của Italy đã bị sụt giảm trong nhiều quý liên tiếp và đây là một xu hướng dự kiến sẽ kéo dài cho đến năm tới. Hồi đầu tháng này, Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) cho biết nền kinh tế nước này đã bị sụt giảm 0,7% trong quý 2 của năm nay.
Liên quan đến tình hình việc làm, ISTAT ngày 31/8 công bố các số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ của Italy hiện đang đứng ở mức cao kỷ lục kể từ năm 1993.
Trong quý 2 năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 đã tăng lên mức 33,9% so với mức 27,4% của cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp nói chung trong tháng 7/2012 vẫn không đổi so với tháng trước đó, duy trì ở mức 10,7%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao nhất kể từ tháng 1/2004.
So với 16 năm trước, các gia đình Italy giờ đây đang cảm thấy bi quan hơn về tình hình tài chính của họ. Theo ISTAT, chỉ số lòng tin dựa trên quan điểm của các hộ gia đình về tình hình hiện tại cũng như những kỳ vọng tương lai đã bị sụt giảm xuống còn 92 điểm so với mức 92,6 điểm trước đó. Đây là mức tồi tệ nhất kể từ khi ISTAT bắt đầu đưa ra loại chỉ số này vào năm 1996.
ISTAT nhận thấy trong tháng Tám, nhiều hộ gia đình đã tỏ ý lo ngại về tình hình hiện tại của họ cũng như khả năng có thể tiết kiệm được tiền trong tương lai.
Tỷ lệ những người được hỏi ý kiến cho rằng "họ có thể tiết kiệm được tiền trong tương lai" đã giảm từ 22,1% xuống còn 16,3%.
Trong khi đó, những người nói rằng họ "có lẽ sẽ không thể tiết kiệm được" trong tương lai đã tăng từ 21,8% lên tới 29%./.
Moody's còn cho hay vào năm tới, các nền kinh tế như Hy Lạp sẽ sụt giảm 7% Tây Ban Nha sụt giảm 1,5% trong khi nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 0,5% còn nền kinh tế Pháp thì không thay đổi.
Trước đó, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch cũng dự báo nền kinh tế Italy sẽ tiếp tục sụt giảm 1,9% trong năm 2012 và sẽ tăng trưởng ở mức zêrô trong năm 2013.
Nền kinh tế Italy hiện đang lâm vào suy thoái trong bối cảnh Thủ tướng nước này Mario Monti đã thông qua một loạt biện pháp như tăng thuế, cắt giảm chi tiêu nhằm cắt giảm nợ công. Tuy nhiên, những biện pháp của ông Monti đã khiến tình trạng suy thoái kinh tế ngày càng trầm trọng hơn.
GDP của Italy đã bị sụt giảm trong nhiều quý liên tiếp và đây là một xu hướng dự kiến sẽ kéo dài cho đến năm tới. Hồi đầu tháng này, Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) cho biết nền kinh tế nước này đã bị sụt giảm 0,7% trong quý 2 của năm nay.
Liên quan đến tình hình việc làm, ISTAT ngày 31/8 công bố các số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ của Italy hiện đang đứng ở mức cao kỷ lục kể từ năm 1993.
Trong quý 2 năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 đã tăng lên mức 33,9% so với mức 27,4% của cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp nói chung trong tháng 7/2012 vẫn không đổi so với tháng trước đó, duy trì ở mức 10,7%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao nhất kể từ tháng 1/2004.
So với 16 năm trước, các gia đình Italy giờ đây đang cảm thấy bi quan hơn về tình hình tài chính của họ. Theo ISTAT, chỉ số lòng tin dựa trên quan điểm của các hộ gia đình về tình hình hiện tại cũng như những kỳ vọng tương lai đã bị sụt giảm xuống còn 92 điểm so với mức 92,6 điểm trước đó. Đây là mức tồi tệ nhất kể từ khi ISTAT bắt đầu đưa ra loại chỉ số này vào năm 1996.
ISTAT nhận thấy trong tháng Tám, nhiều hộ gia đình đã tỏ ý lo ngại về tình hình hiện tại của họ cũng như khả năng có thể tiết kiệm được tiền trong tương lai.
Tỷ lệ những người được hỏi ý kiến cho rằng "họ có thể tiết kiệm được tiền trong tương lai" đã giảm từ 22,1% xuống còn 16,3%.
Trong khi đó, những người nói rằng họ "có lẽ sẽ không thể tiết kiệm được" trong tương lai đã tăng từ 21,8% lên tới 29%./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)