Số đơn đặt hàng lâu bền (không tính máy bay) sụt giảm trong tháng Chín và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng giảm mạnh trong tháng Mười là những bằng chứng mới cho thấy cuộc chiến ngân sách ở Washington đang tác động mạnh đến nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo nghiên cứu của Đại học Michigan cho thấy, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm từ mức 77,5 điểm trong tháng Chín xuống còn 73,2 điểm trong tháng Mười, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp sau khi đạt ngưỡng cao kỷ lục 85,1 điểm hồi tháng Bảy vừa qua (mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây).
Lòng tin tiêu dùng của người dân Mỹ lại sụt giảm trong tháng 10/2013 chủ yếu do những lo ngại về việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một số bộ phận và những căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề trần nợ quốc gia.
Còn theo số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ, số đơn đặt hàng lâu bền (không tính máy bay) đã giảm 1,1% trong tháng Chín. Đây là tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng thắt chặt túi tiền khi cuộc chiến ngân sách chưa được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, nếu tính cả lĩnh vực máy bay thì số đơn đặt hàng lâu bền trong tháng Chín lại tăng 3,7%, vượt ngoài mong đợi.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại tháng Tám của Mỹ chỉ được cải thiện chút ít khi tăng nhẹ so với tháng Bảy (từ mức 38,64 tỷ USD trong tháng Bảy lên 38,8 tỷ USD vào tháng Tám).
Báo cáo mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này trong tháng Tám giảm 0,1% xuống 189,2 tỷ USD. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu trong tháng là 228 tỷ USD, không thay đổi so với tháng Bảy.
Cũng trong tháng Tám, người tiêu dùng Mỹ mua máy tính và máy móc của nước ngoài nhiều hơn trong khi nhập khẩu dầu thô và xe ôtô lại giảm.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vẫn ở mức cao nhất (29,9 tỷ USD) trong khi thâm hụt buôn bán với Liên minh châu Âu là 9,8 tỷ USD, với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) 7,3 tỷ USD, với Nhật Bản 6,4 tỷ USD và với Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc là 3,7 tỷ USD.
Với mức chênh lệch này, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ trong năm 2013 dự kiến sẽ thấp hơn năm 2012./.
Theo nghiên cứu của Đại học Michigan cho thấy, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm từ mức 77,5 điểm trong tháng Chín xuống còn 73,2 điểm trong tháng Mười, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp sau khi đạt ngưỡng cao kỷ lục 85,1 điểm hồi tháng Bảy vừa qua (mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây).
Lòng tin tiêu dùng của người dân Mỹ lại sụt giảm trong tháng 10/2013 chủ yếu do những lo ngại về việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một số bộ phận và những căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề trần nợ quốc gia.
Còn theo số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ, số đơn đặt hàng lâu bền (không tính máy bay) đã giảm 1,1% trong tháng Chín. Đây là tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng thắt chặt túi tiền khi cuộc chiến ngân sách chưa được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, nếu tính cả lĩnh vực máy bay thì số đơn đặt hàng lâu bền trong tháng Chín lại tăng 3,7%, vượt ngoài mong đợi.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại tháng Tám của Mỹ chỉ được cải thiện chút ít khi tăng nhẹ so với tháng Bảy (từ mức 38,64 tỷ USD trong tháng Bảy lên 38,8 tỷ USD vào tháng Tám).
Báo cáo mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này trong tháng Tám giảm 0,1% xuống 189,2 tỷ USD. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu trong tháng là 228 tỷ USD, không thay đổi so với tháng Bảy.
Cũng trong tháng Tám, người tiêu dùng Mỹ mua máy tính và máy móc của nước ngoài nhiều hơn trong khi nhập khẩu dầu thô và xe ôtô lại giảm.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vẫn ở mức cao nhất (29,9 tỷ USD) trong khi thâm hụt buôn bán với Liên minh châu Âu là 9,8 tỷ USD, với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) 7,3 tỷ USD, với Nhật Bản 6,4 tỷ USD và với Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc là 3,7 tỷ USD.
Với mức chênh lệch này, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ trong năm 2013 dự kiến sẽ thấp hơn năm 2012./.
Thái Hùng-Việt Khoa (TTXVN)