Các báo cáo mà Bộ Thương mại Mỹ mới công bố về doanh số bán lẻ và các hàng hóa hay sản phẩm trữ trong kho của giới doanh nghiệp đang cho thấy kinh tế Mỹ trong quý II có thể yếu hơn so với những gì các nhà kinh tế vẫn nhận định.
Doanh số bán lẻ nói chung trong tháng Sáu tăng 0,4% so với tháng Năm, sau khi tăng 0,5% trong tháng Năm, nhưng nếu không tính doanh số bán dễ biến động đối với ôtô, xăng dầu và vật liệu xây dựng thì "doanh số bán lẻ cốt lõi" chỉ tăng 0,15%, mức tăng thấp nhất kể từ tháng Một năm nay và đây mới là số liệu được sử dụng trong tính toán tăng trưởng kinh tế chung.
Các nhà kinh tế cho rằng việc doanh số bán lẻ tăng chậm hơn có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế trong quý II xuống mức dưới 1%, thấp hơn so với dự báo trước đó và giảm đáng kể so với mức tăng 1,8% trong quý I.
Trong khi đó, lượng hàng hóa và sản phẩm trữ trong kho của các nhà bán buôn, chế tạo và bán lẻ trong tháng Năm chỉ tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước đó, dấu hiệu cho thấy số lượng đơn đặt hàng giảm.
Tuy nhiên, doanh số bán nói chung tăng 1,1%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng Hai năm nay, có nghĩa các doanh nghiệp có thể phải nhập hàng nhiều hơn trong các tháng tới để đáp ứng nhu cầu vẫn lớn.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn lạc quan rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu bứt lên trong mùa Hè này và tăng tốc lên mức khoảng 2,5% trong nửa cuối năm nay, khi tác động của việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của chính phủ giảm bớt.
Lý do chính cho sự lạc quan về tình hình kinh tế Mỹ là sự cải thiện của thị trường việc làm. Các chủ sử dụng lao động ở Mỹ đã tuyển thêm trung bình 202.000 nhân công mỗi tháng trong các tháng đầu năm nay, tăng so với con số 180.000 của 6 tháng trước đó. Thị trường việc làm phục hồi mạnh hơn sẽ giúp tăng thu nhập và khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu.
Bên cạnh đó, đà phục hồi của thị trường bất động sản cũng giữ được động lực. Việc giá nhà tăng đang làm tăng giá trị tài sản của người Mỹ và giúp họ có thể chi tiêu nhiều hơn. Đồng thời, sự phục hồi của thị trường nhà đất cũng đang tạo thêm việc làm trong lĩnh vực xây dựng./.
Doanh số bán lẻ nói chung trong tháng Sáu tăng 0,4% so với tháng Năm, sau khi tăng 0,5% trong tháng Năm, nhưng nếu không tính doanh số bán dễ biến động đối với ôtô, xăng dầu và vật liệu xây dựng thì "doanh số bán lẻ cốt lõi" chỉ tăng 0,15%, mức tăng thấp nhất kể từ tháng Một năm nay và đây mới là số liệu được sử dụng trong tính toán tăng trưởng kinh tế chung.
Các nhà kinh tế cho rằng việc doanh số bán lẻ tăng chậm hơn có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế trong quý II xuống mức dưới 1%, thấp hơn so với dự báo trước đó và giảm đáng kể so với mức tăng 1,8% trong quý I.
Trong khi đó, lượng hàng hóa và sản phẩm trữ trong kho của các nhà bán buôn, chế tạo và bán lẻ trong tháng Năm chỉ tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước đó, dấu hiệu cho thấy số lượng đơn đặt hàng giảm.
Tuy nhiên, doanh số bán nói chung tăng 1,1%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng Hai năm nay, có nghĩa các doanh nghiệp có thể phải nhập hàng nhiều hơn trong các tháng tới để đáp ứng nhu cầu vẫn lớn.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn lạc quan rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu bứt lên trong mùa Hè này và tăng tốc lên mức khoảng 2,5% trong nửa cuối năm nay, khi tác động của việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của chính phủ giảm bớt.
Lý do chính cho sự lạc quan về tình hình kinh tế Mỹ là sự cải thiện của thị trường việc làm. Các chủ sử dụng lao động ở Mỹ đã tuyển thêm trung bình 202.000 nhân công mỗi tháng trong các tháng đầu năm nay, tăng so với con số 180.000 của 6 tháng trước đó. Thị trường việc làm phục hồi mạnh hơn sẽ giúp tăng thu nhập và khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu.
Bên cạnh đó, đà phục hồi của thị trường bất động sản cũng giữ được động lực. Việc giá nhà tăng đang làm tăng giá trị tài sản của người Mỹ và giúp họ có thể chi tiêu nhiều hơn. Đồng thời, sự phục hồi của thị trường nhà đất cũng đang tạo thêm việc làm trong lĩnh vực xây dựng./.
Lê Minh (TTXVN)