Theo nhiều chuyên gia kinh tế và tài chính quốc tế, suy thoái kinh tế "kép" có thể xảy ra tại Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong 12 tháng tới.
Ông Nouriel Roubini - người đồng sáng lập, kiêm Chủ tịch công ty tham vấn kinh tế toàn cầu Roubini - nêu rõ phương pháp điều hành hệ thống tài chính, tiền tệ của châu Âu hiện không đủ mạnh để có thể sớm kết thúc cuộc khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu hiện nay.
Cuộc khủng hoảng nợ đang có chiều hướng lan rộng đến một số ngân hàng lớn của Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, nhất là Pháp. Khả năng xảy ra suy thoái kép ở Mỹ và một số nước châu Âu là 50/50.
Đặc biệt, ông Roubini cho rằng nếu xảy ra rối loạn tài chính, tiền tệ thì có thể đều xuất phát từ các nền kinh tế phát triển.
Năm 2012, nền kinh tế thế giới có khả năng giảm sút hơn là tăng trưởng cao và mức độ suy thoái có thể phụ thuộc và các biện pháp cứu trợ của cộng đồng quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), nhất là nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ ,Trung Quốc và Nam Phi.
Tuy nhiên, bản thân các thị trường mới nổi cũng đang có vấn đề, nhất là tăng trưởng GDP đã có dấu hiệu giảm sút và cán cân thương mại đang có chiều hướng thu hẹp, mặc dù các dấu hiệu xấu ở các quốc gia này đang trong giới hạn cho phép.
Theo một số chuyên gia của IMF và WB, hiện còn có nhiều bất đồng xung quanh các giải pháp và số tiền cứu trợ cho các nước ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), và các biện pháp chỉ có thể "chốt lại" trong hội nghị thưởng đỉnh G20 và các cuộc họp bất thường của IMF và WB sắp tới./.
Ông Nouriel Roubini - người đồng sáng lập, kiêm Chủ tịch công ty tham vấn kinh tế toàn cầu Roubini - nêu rõ phương pháp điều hành hệ thống tài chính, tiền tệ của châu Âu hiện không đủ mạnh để có thể sớm kết thúc cuộc khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu hiện nay.
Cuộc khủng hoảng nợ đang có chiều hướng lan rộng đến một số ngân hàng lớn của Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, nhất là Pháp. Khả năng xảy ra suy thoái kép ở Mỹ và một số nước châu Âu là 50/50.
Đặc biệt, ông Roubini cho rằng nếu xảy ra rối loạn tài chính, tiền tệ thì có thể đều xuất phát từ các nền kinh tế phát triển.
Năm 2012, nền kinh tế thế giới có khả năng giảm sút hơn là tăng trưởng cao và mức độ suy thoái có thể phụ thuộc và các biện pháp cứu trợ của cộng đồng quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), nhất là nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ ,Trung Quốc và Nam Phi.
Tuy nhiên, bản thân các thị trường mới nổi cũng đang có vấn đề, nhất là tăng trưởng GDP đã có dấu hiệu giảm sút và cán cân thương mại đang có chiều hướng thu hẹp, mặc dù các dấu hiệu xấu ở các quốc gia này đang trong giới hạn cho phép.
Theo một số chuyên gia của IMF và WB, hiện còn có nhiều bất đồng xung quanh các giải pháp và số tiền cứu trợ cho các nước ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), và các biện pháp chỉ có thể "chốt lại" trong hội nghị thưởng đỉnh G20 và các cuộc họp bất thường của IMF và WB sắp tới./.
(TTXVN/Vietnam+)