Phát biểu với báo giới cuối tuần trước nhân dịp Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2013 diễn ra trong 5 ngày từ 23/1-27/1 tại Davos (Thụy Sĩ), Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos cho rằng nền kinh tế đang chìm sâu trong suy thoái của Tây Ban Nha sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong nửa cuối năm 2013.
Theo ông Luis de Guindos, tình hình sẽ bớt tồi tệ trong quý đầu năm nay so với quý 4/2012 và có sự cải thiện trong quý Hai, trước khi kinh tế Tây Ban Nha dần ổn định trở lại với mức tăng trưởng 0% trong quý Ba và chắc chắn tăng lên trong quý 4/2013.
Ông Luis de Guindos cho biết thêm, trong những tuần tới, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ thực hiện các biện pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn vay. Dự kiến lạc quan trên của ông Luis de Guindos được đưa ra sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tây Ban Nha sẽ sụt giảm 1,5% trong năm 2013 và tăng trưởng trở lại 0,8% năm 2014.
Trước những tác động của cuộc khủng hoảng nợ, Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) - đã phải thực hiện chương trình cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm tiết kiệm 150 tỷ euro (194 tỷ USD) trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014. Hành động này đã làm nổ ra các cuộc biểu tình lớn của dân chúng trên các đường phố.
Chính phủ Tây Ban Nha đã cam kết hạ thấp thâm hụt ngân sách từ mức tương đương 9,4% GDP năm 2011 xuống 6,3% GDP năm 2012; 4,5% GDP năm 2013 và 2,8% năm 2014.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha, trong cuộc suy thoái kéo dài từ cuối năm 2011, kinh tế Tây Ban Nha đã giảm khoảng 0,6% trong quý 4/2012, mức giảm sâu nhất trong hơn ba năm qua./.
Theo ông Luis de Guindos, tình hình sẽ bớt tồi tệ trong quý đầu năm nay so với quý 4/2012 và có sự cải thiện trong quý Hai, trước khi kinh tế Tây Ban Nha dần ổn định trở lại với mức tăng trưởng 0% trong quý Ba và chắc chắn tăng lên trong quý 4/2013.
Ông Luis de Guindos cho biết thêm, trong những tuần tới, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ thực hiện các biện pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn vay. Dự kiến lạc quan trên của ông Luis de Guindos được đưa ra sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tây Ban Nha sẽ sụt giảm 1,5% trong năm 2013 và tăng trưởng trở lại 0,8% năm 2014.
Trước những tác động của cuộc khủng hoảng nợ, Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) - đã phải thực hiện chương trình cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm tiết kiệm 150 tỷ euro (194 tỷ USD) trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014. Hành động này đã làm nổ ra các cuộc biểu tình lớn của dân chúng trên các đường phố.
Chính phủ Tây Ban Nha đã cam kết hạ thấp thâm hụt ngân sách từ mức tương đương 9,4% GDP năm 2011 xuống 6,3% GDP năm 2012; 4,5% GDP năm 2013 và 2,8% năm 2014.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha, trong cuộc suy thoái kéo dài từ cuối năm 2011, kinh tế Tây Ban Nha đã giảm khoảng 0,6% trong quý 4/2012, mức giảm sâu nhất trong hơn ba năm qua./.
Trang Nhung (TTXVN)