Giới phân tích đang đưa ra những dự báo lạc quan về một thời kỳ tăng trưởng mới, khi các nhà máy trên khắp thế giới đang sản xuất với tốc độ kỷ lục, giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ nhanh hơn mọi dự báo cách đây chỉ vài tháng.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố ngày 21/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá kinh tế toàn cầu đang phục hồi mạnh hơn dự kiến và sản lượng toàn cầu dự báo sẽ tăng 4,25% trong năm nay, nhờ lòng tin đã trở lại với người tiêu dùng, giới kinh doanh và các thị trường tài chính.
Theo báo cáo, kinh tế thế giới sau khi giảm 0,6% năm 2009 sẽ trở lại tăng trưởng 4,2% năm nay và 4,3% năm 2011, với các thị trường đang nổi Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu sự phục hồi.
Tập đoàn tài chính Mỹ JPMorgan Chase cũng cho biết tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo toàn cầu trên đà tăng mạnh kể từ tháng 3/2010, đặc biệt ở Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc, với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của toàn thế giới đạt mức tăng cao nhất kể từ năm tháng 1/1998.
Tại Mỹ, Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho biết sản lượng của các nhà máy tăng tám tháng liên tiếp và đã đạt tới nhịp độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 7/2004, với số lượng đơn đặt hàng tăng 60% trong tháng 3/2010.
Các công ty Mỹ sở hữu nguồn vốn dồi dào hơn 1.000 tỷ USD sẽ tiếp tục tăng thêm sản lượng tại các nhà máy trong nhiều tháng nữa, giúp tạo thêm 45.000 việc làm kể từ đầu năm nay và mở ra những xu hướng mới cho ngành công nghiệp chế tạo, vốn chiếm 22% trong nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong tháng Ba, chỉ số sức mua của Mỹ tăng từ 56,5 điểm tháng Một lên 59,6 điểm, vượt qua mọi dự báo của các nhà kinh tế.
Trong khi đó, sản lượng công nghiệp ở Anh cũng đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 16 năm, còn nhịp độ tăng tại Khu vực đồng euro cũng ở mức cao nhất 5 năm.
Công nghiệp ôtô thế giới cũng đang phục hồi nhanh với tất cả các hãng xe hơi lớn trên thế giới đều có doanh thu tháng Ba tăng so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng thấp nhất của General Motors (Mỹ) cũng đã lên tới 21%, và mức tăng cao nhất 43% thuộc về Nissan Motor (Nhật Bản). Ford Motor (Mỹ) cũng đạt mức tăng doanh thu 40%.
IMF đánh giá các thị trường đang nổi ở châu Á sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu tàu trên con đường phục hồi của kinh tế toàn cầu.
IMF dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 10% trong cả hai năm 2010 và 2011, còn GDP của Ấn Độ ước tăng 8,8% năm 2010 và 8,4% năm 2011, nhờ nhu cầu nội địa tăng cao.
Cùng với đó, Mỹ Latinh dự kiến cũng trở thành một trong những nền kinh tế khu vực có tốc độ phục hồi mạnh mẽ nhất, với GDP dự báo tăng 4,1% trong năm tới, nhờ có các chính sách phù hợp và điều kiện cơ bản thuận lợi, như hệ thống tài chính vững mạnh, giúp thu hút nguồn vốn đầu tư.
Brazil -nền kinh tế tăng trưởng lớn thứ 2 khu vực, dự kiến đạt 5,5% nhờ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đầu tư tăng mạnh.
Tại Trung Đông, kinh tế cũng đang phục hồi với tốc độ mạnh mẽ, nhờ giá dầu tăng cao và chương trình chi tiêu hào phóng của chính phủ các nước giàu hơn trong khu vực. Theo IMF, kinh tế của Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng 4,5% trong năm nay và 4,8% năm 2011.
Báo cáo của IMF cho rằng kinh tế Mỹ, vốn nằm trong tâm bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, sẽ đảo ngược mức giảm 2,4% năm 2009 trở lại tăng trưởng ở mức 3,1% năm nay và 2,6% năm 2011.
Trong khi đó, do nằm trong số những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhất bởi khủng hoảng kinh tế, các cường quốc ở châu Âu và Nhật Bản tiếp tục bị tụt hậu.
GDP của eurozone dự báo chỉ tăng 1% năm nay và 1,5% năm 2011, do tình trạng mất cân bằng tài khóa và tài khoản vãng lai giữa các nước thành viên.
IMF lưu ý cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, những khó khăn kéo dài trong khu vực ngân hàng và tình hình ngân sách của các công ty cũng như hộ gia đình có thể sẽ làm chậm đà phục hồi của châu Âu.
Ngoài khu vực Eurozone, kinh tế Anh dự báo cũng chỉ tăng 1,3% trong năm nay, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất trong 16 năm.
Tại Nhật Bản, IMF dự báo GDP sẽ tăng 1,9% năm nay và 2% năm 2011, sau khi giảm 5,2% năm 2009.
Hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ nhận định những thành quả trong ngành công nghiệp toàn cầu sẽ báo trước sự phát triển tăng vọt trong buôn bán toàn cầu.
Tuy nhiên, các cơ quan dự báo cũng cảnh báo những nhân tố hiểm hoạ tiềm ẩn, như sức ép lạm phát, thị trường bất động sản tiếp tục suy yếu, thất nghiệp tăng cao và những căng thẳng trong quan hệ buôn bán.
Bên cạnh đó, giá dầu tăng 75% trong năm 2009 đã bắt đầu gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế quốc gia và quốc tế.
Trong báo cáo vừa công bố, IMF cũng cảnh báo triển vọng kinh tế thế giới vẫn bất ổn một cách bất thường, mặc dù nhiều nguy cơ đã giảm bớt, do tỷ lệ thất nghiệp cao và các ngân hàng vẫn ngần ngại cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn.
Theo IMF, Mỹ và các nước phát triển khác đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong việc vừa kiềm chế thâm hụt vừa duy trì mức chi tiêu cao của chính phủ để kích thích kinh tế.
Điều này đang thể hiện rõ nhất ở Hy Lạp, và nguy cơ trong ngắn hạn đó là nếu không được kiểm soát, vấn đề nợ chủ quyền ở nước này có thể sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng trầm trọng.
IMF kêu gọi các nước thành viên thực hiện các chính sách cân bằng nhằm duy trì và củng cố đà phục hồi. Do nợ công gia tăng trong thời gian suy thoái, những chính sách "rút lui" của nhiều nền kinh tế phát triển cần chú trọng vào việc củng cố tài khóa và cải tổ khu vực tài chính.
Tuy nhiên, IMF cảnh báo việc rút lại các gói kích thích kinh tế quá sớm hoặc nhanh chóng thắt chặt lãi suất hiện ở mức gần 0% có thể làm chậm đà phục hồi./.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố ngày 21/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá kinh tế toàn cầu đang phục hồi mạnh hơn dự kiến và sản lượng toàn cầu dự báo sẽ tăng 4,25% trong năm nay, nhờ lòng tin đã trở lại với người tiêu dùng, giới kinh doanh và các thị trường tài chính.
Theo báo cáo, kinh tế thế giới sau khi giảm 0,6% năm 2009 sẽ trở lại tăng trưởng 4,2% năm nay và 4,3% năm 2011, với các thị trường đang nổi Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu sự phục hồi.
Tập đoàn tài chính Mỹ JPMorgan Chase cũng cho biết tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo toàn cầu trên đà tăng mạnh kể từ tháng 3/2010, đặc biệt ở Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc, với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của toàn thế giới đạt mức tăng cao nhất kể từ năm tháng 1/1998.
Tại Mỹ, Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho biết sản lượng của các nhà máy tăng tám tháng liên tiếp và đã đạt tới nhịp độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 7/2004, với số lượng đơn đặt hàng tăng 60% trong tháng 3/2010.
Các công ty Mỹ sở hữu nguồn vốn dồi dào hơn 1.000 tỷ USD sẽ tiếp tục tăng thêm sản lượng tại các nhà máy trong nhiều tháng nữa, giúp tạo thêm 45.000 việc làm kể từ đầu năm nay và mở ra những xu hướng mới cho ngành công nghiệp chế tạo, vốn chiếm 22% trong nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong tháng Ba, chỉ số sức mua của Mỹ tăng từ 56,5 điểm tháng Một lên 59,6 điểm, vượt qua mọi dự báo của các nhà kinh tế.
Trong khi đó, sản lượng công nghiệp ở Anh cũng đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 16 năm, còn nhịp độ tăng tại Khu vực đồng euro cũng ở mức cao nhất 5 năm.
Công nghiệp ôtô thế giới cũng đang phục hồi nhanh với tất cả các hãng xe hơi lớn trên thế giới đều có doanh thu tháng Ba tăng so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng thấp nhất của General Motors (Mỹ) cũng đã lên tới 21%, và mức tăng cao nhất 43% thuộc về Nissan Motor (Nhật Bản). Ford Motor (Mỹ) cũng đạt mức tăng doanh thu 40%.
IMF đánh giá các thị trường đang nổi ở châu Á sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu tàu trên con đường phục hồi của kinh tế toàn cầu.
IMF dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 10% trong cả hai năm 2010 và 2011, còn GDP của Ấn Độ ước tăng 8,8% năm 2010 và 8,4% năm 2011, nhờ nhu cầu nội địa tăng cao.
Cùng với đó, Mỹ Latinh dự kiến cũng trở thành một trong những nền kinh tế khu vực có tốc độ phục hồi mạnh mẽ nhất, với GDP dự báo tăng 4,1% trong năm tới, nhờ có các chính sách phù hợp và điều kiện cơ bản thuận lợi, như hệ thống tài chính vững mạnh, giúp thu hút nguồn vốn đầu tư.
Brazil -nền kinh tế tăng trưởng lớn thứ 2 khu vực, dự kiến đạt 5,5% nhờ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và đầu tư tăng mạnh.
Tại Trung Đông, kinh tế cũng đang phục hồi với tốc độ mạnh mẽ, nhờ giá dầu tăng cao và chương trình chi tiêu hào phóng của chính phủ các nước giàu hơn trong khu vực. Theo IMF, kinh tế của Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng 4,5% trong năm nay và 4,8% năm 2011.
Báo cáo của IMF cho rằng kinh tế Mỹ, vốn nằm trong tâm bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, sẽ đảo ngược mức giảm 2,4% năm 2009 trở lại tăng trưởng ở mức 3,1% năm nay và 2,6% năm 2011.
Trong khi đó, do nằm trong số những nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhất bởi khủng hoảng kinh tế, các cường quốc ở châu Âu và Nhật Bản tiếp tục bị tụt hậu.
GDP của eurozone dự báo chỉ tăng 1% năm nay và 1,5% năm 2011, do tình trạng mất cân bằng tài khóa và tài khoản vãng lai giữa các nước thành viên.
IMF lưu ý cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, những khó khăn kéo dài trong khu vực ngân hàng và tình hình ngân sách của các công ty cũng như hộ gia đình có thể sẽ làm chậm đà phục hồi của châu Âu.
Ngoài khu vực Eurozone, kinh tế Anh dự báo cũng chỉ tăng 1,3% trong năm nay, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất trong 16 năm.
Tại Nhật Bản, IMF dự báo GDP sẽ tăng 1,9% năm nay và 2% năm 2011, sau khi giảm 5,2% năm 2009.
Hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ nhận định những thành quả trong ngành công nghiệp toàn cầu sẽ báo trước sự phát triển tăng vọt trong buôn bán toàn cầu.
Tuy nhiên, các cơ quan dự báo cũng cảnh báo những nhân tố hiểm hoạ tiềm ẩn, như sức ép lạm phát, thị trường bất động sản tiếp tục suy yếu, thất nghiệp tăng cao và những căng thẳng trong quan hệ buôn bán.
Bên cạnh đó, giá dầu tăng 75% trong năm 2009 đã bắt đầu gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế quốc gia và quốc tế.
Trong báo cáo vừa công bố, IMF cũng cảnh báo triển vọng kinh tế thế giới vẫn bất ổn một cách bất thường, mặc dù nhiều nguy cơ đã giảm bớt, do tỷ lệ thất nghiệp cao và các ngân hàng vẫn ngần ngại cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn.
Theo IMF, Mỹ và các nước phát triển khác đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn trong việc vừa kiềm chế thâm hụt vừa duy trì mức chi tiêu cao của chính phủ để kích thích kinh tế.
Điều này đang thể hiện rõ nhất ở Hy Lạp, và nguy cơ trong ngắn hạn đó là nếu không được kiểm soát, vấn đề nợ chủ quyền ở nước này có thể sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng trầm trọng.
IMF kêu gọi các nước thành viên thực hiện các chính sách cân bằng nhằm duy trì và củng cố đà phục hồi. Do nợ công gia tăng trong thời gian suy thoái, những chính sách "rút lui" của nhiều nền kinh tế phát triển cần chú trọng vào việc củng cố tài khóa và cải tổ khu vực tài chính.
Tuy nhiên, IMF cảnh báo việc rút lại các gói kích thích kinh tế quá sớm hoặc nhanh chóng thắt chặt lãi suất hiện ở mức gần 0% có thể làm chậm đà phục hồi./.
Phương Thảo-Anh Tuấn (Vietnam+)