Báo cáo điều tra “Thay đổi cảm nhận về nhà nước và thị trường của người Việt Nam 2011” (CAMS 2011) đã chỉ ra nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng vào công cuộc cải cách.
Ông Deepak Mishra, Kinh tế trưởng WB cho biết như vậy về bản báo cáo, do Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) và Đại sứ quán Ireland thực hiện.
Một trong những nội dung đã được báo cáo chỉ rõ là người Việt Nam nói chung đều đánh giá cao mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam, ủng hộ tiến trình cải cách mà Việt Nam đang thực hiện. Báo cáo cũng phát hiện nhiều lưu ý trong nền kinh tế và kỳ vọng của người Việt Nam trong việc kiểm soát giá cả cao hơn trong các nền kinh tế khác.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhấn mạnh tính minh bạch của nền kinh tế.
Có đến 87% người được hỏi cho rằng mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào khác. Trong khi đó, chỉ có gần 7% khác cho rằng mô hình kinh tế nhà nước ưu việt hơn mô hình kinh tế thị trường và hơn 6% còn lại cho rằng mô hình kinh tế nhà nước hay thị trường không quan trọng.
Tỷ lệ áp đảo trên cho thấy đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp ủng hộ sự chuyển đổi hệ thống kinh tế của đất nước sang mô hình kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, trong con mắt người dân đến nay Việt Nam vẫn chưa thực sự có nền kinh tế thị trường, dù công cuộc đổi mới đã tiến hành 25 năm qua.
Đa số người Việt Nam vẫn khá băn khoăn khi đưa ra các ý kiến đánh giá về sự chuyển đổi từ nền kinh tế nhà nước sang kinh tế thị trường của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Chỉ có 25% người được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay về cơ bản là nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó 22% khác lại nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn cơ bản là nền kinh tế nhà nước.
"Cảm nhận của người dân phản ánh rất rõ tình hình ‘tranh tối tranh sáng’ giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung ở Việt Nam khi mà chỉ có một phần tư số người trả lời khảo sát tin tưởng kinh tế thị trường đã hình thành ở Việt Nam.” Do đó, ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng ban Pháp chế, VCCI thay mặt nhóm thực hiện đưa ra nhận định, để thuyết phục ba phần tư số còn lại về sự hình thành của kinh tế thị trường của đất nước chắc chắn còn là một chặng đường dài.
Thêm vào đó, khảo sát cũng cho hay một tỷ lệ đáng kể người dân chưa hài lòng với tốc độ chuyển đổi của nền kinh tế trong 5 năm gần đầy, với 28% cho rằng chậm và rất chậm và 26% đánh giá không nhanh, không chậm.
Giai đoạn 5 năm này là thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO và tham gia nhiều cam kết kinh tế đa phương và song phương, tất cả đều đòi hỏi và kỳ vọng dự cải cách mạnh mẽ, nhanh chóng của kinh tế Việt Nam theo hướng thị trường hơn nữa để có thể tranh thủ tối đa lợi ích và vượt qua thức thức của hội nhập quốc tế.
Ông Đậu Anh Tuấn chỉ ra, đây là thời điểm kinh tế thế giới có nhiều biến động to lớn và sâu sắc, với các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế… đòi hỏi mọi quốc gia phải thay đổi để thích ứng. Việt Nam vượt qua được thách thức của khủng hoảng toàn cầu, nhưng lại rơi vào suy giảm, tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhiều vấn đề về kinh tế vĩ mô nảy sinh. Điều đó cho thấy Việt nam đã không tận dụng được cơ hội cải cách như kỳ vọng.
Ngoài ra một điều đáng chú ý, với câu hỏi Việt Nam hiện nay cơ bản là nền kinh tế nhà nước, các nhóm thuộc khối nhà nước lại có tỷ lệ đồng ý thấp hơn nhiều so với mức trung bình 22%.
Điều này khiến các chuyên gia quan ngại rằng, khi những người làm trong khu vực nhà nước không cảm nhận được vai trò quá lớn của nhà nước trong kinh tế như các đối tượng đang phải chịu tác động của vai trò này, thì khó có thể kỳ vọng được động lực nội tại đủ mạnh để ủng hộ và thúc đẩy cải cách ở ngay chính khu vực nhà nước. Khu vực quan trọng nhất trong thực hiện cải cách.
Báo cáo cũng chỉ ra một kết quả đáng ngạc nhiên, mặc dù mong muốn có nền kinh tế thị trường song đa số người Việt Nam lại mong muốn nhà nước can thiệp vào thị trường. Có 68% người trả lời cho rằng nhà nước nên can thiệp trong việc bình ổn giá cả của những hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình.
Để giải thích cho những mâu thuẫn này, theo bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, hiện hàng hóa thiết yếu (điện, xăng dầu, ngoại tệ, vàng, đất đai, các nguyên liệu cơ bản, dịch vụ tài chính, hàng không, đường sắt..) vẫn do các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí thống lĩnh. Nên, người dân lo ngại về những hệ quả xấu nếu không có sự kiểm soát tốt từ phía nhà nước.
Hơn nữa, bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao trong những năm gần đây, khiến người dân kỳ vọng vào vai trò can thiệp của nhà nước và bình ổn giá cả. Ngoài ra, cũng có sự tham dự của giới truyền thông, khi mà luôn phát đi thông điệp cho dân chúng, khi có những biến động về giá cả thì nhà nước can thiệp sẽ tốt và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hơn là để thị trường tự quyết định (tránh được giới đầu cơ, trục lợi…).
“Yếu tố cần giải quyết trên hết là nhận thức và sự hiểu biết về kinh tế thị trường. Sự do dự giữa việc lựa chọn thị trường và nhà nước, trong nỗ lực chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn có những mức độ khác nhau trong mỗi con người Việt Nam,” bà Chi Lan nhấn mạnh./.
Ông Deepak Mishra, Kinh tế trưởng WB cho biết như vậy về bản báo cáo, do Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) và Đại sứ quán Ireland thực hiện.
Một trong những nội dung đã được báo cáo chỉ rõ là người Việt Nam nói chung đều đánh giá cao mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam, ủng hộ tiến trình cải cách mà Việt Nam đang thực hiện. Báo cáo cũng phát hiện nhiều lưu ý trong nền kinh tế và kỳ vọng của người Việt Nam trong việc kiểm soát giá cả cao hơn trong các nền kinh tế khác.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhấn mạnh tính minh bạch của nền kinh tế.
Có đến 87% người được hỏi cho rằng mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào khác. Trong khi đó, chỉ có gần 7% khác cho rằng mô hình kinh tế nhà nước ưu việt hơn mô hình kinh tế thị trường và hơn 6% còn lại cho rằng mô hình kinh tế nhà nước hay thị trường không quan trọng.
Tỷ lệ áp đảo trên cho thấy đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp ủng hộ sự chuyển đổi hệ thống kinh tế của đất nước sang mô hình kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, trong con mắt người dân đến nay Việt Nam vẫn chưa thực sự có nền kinh tế thị trường, dù công cuộc đổi mới đã tiến hành 25 năm qua.
Đa số người Việt Nam vẫn khá băn khoăn khi đưa ra các ý kiến đánh giá về sự chuyển đổi từ nền kinh tế nhà nước sang kinh tế thị trường của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Chỉ có 25% người được hỏi cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay về cơ bản là nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó 22% khác lại nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn cơ bản là nền kinh tế nhà nước.
"Cảm nhận của người dân phản ánh rất rõ tình hình ‘tranh tối tranh sáng’ giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung ở Việt Nam khi mà chỉ có một phần tư số người trả lời khảo sát tin tưởng kinh tế thị trường đã hình thành ở Việt Nam.” Do đó, ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng ban Pháp chế, VCCI thay mặt nhóm thực hiện đưa ra nhận định, để thuyết phục ba phần tư số còn lại về sự hình thành của kinh tế thị trường của đất nước chắc chắn còn là một chặng đường dài.
Thêm vào đó, khảo sát cũng cho hay một tỷ lệ đáng kể người dân chưa hài lòng với tốc độ chuyển đổi của nền kinh tế trong 5 năm gần đầy, với 28% cho rằng chậm và rất chậm và 26% đánh giá không nhanh, không chậm.
Giai đoạn 5 năm này là thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO và tham gia nhiều cam kết kinh tế đa phương và song phương, tất cả đều đòi hỏi và kỳ vọng dự cải cách mạnh mẽ, nhanh chóng của kinh tế Việt Nam theo hướng thị trường hơn nữa để có thể tranh thủ tối đa lợi ích và vượt qua thức thức của hội nhập quốc tế.
Ông Đậu Anh Tuấn chỉ ra, đây là thời điểm kinh tế thế giới có nhiều biến động to lớn và sâu sắc, với các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế… đòi hỏi mọi quốc gia phải thay đổi để thích ứng. Việt Nam vượt qua được thách thức của khủng hoảng toàn cầu, nhưng lại rơi vào suy giảm, tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhiều vấn đề về kinh tế vĩ mô nảy sinh. Điều đó cho thấy Việt nam đã không tận dụng được cơ hội cải cách như kỳ vọng.
Ngoài ra một điều đáng chú ý, với câu hỏi Việt Nam hiện nay cơ bản là nền kinh tế nhà nước, các nhóm thuộc khối nhà nước lại có tỷ lệ đồng ý thấp hơn nhiều so với mức trung bình 22%.
Điều này khiến các chuyên gia quan ngại rằng, khi những người làm trong khu vực nhà nước không cảm nhận được vai trò quá lớn của nhà nước trong kinh tế như các đối tượng đang phải chịu tác động của vai trò này, thì khó có thể kỳ vọng được động lực nội tại đủ mạnh để ủng hộ và thúc đẩy cải cách ở ngay chính khu vực nhà nước. Khu vực quan trọng nhất trong thực hiện cải cách.
Báo cáo cũng chỉ ra một kết quả đáng ngạc nhiên, mặc dù mong muốn có nền kinh tế thị trường song đa số người Việt Nam lại mong muốn nhà nước can thiệp vào thị trường. Có 68% người trả lời cho rằng nhà nước nên can thiệp trong việc bình ổn giá cả của những hàng hóa thiết yếu tiêu thụ bởi các hộ gia đình.
Để giải thích cho những mâu thuẫn này, theo bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, hiện hàng hóa thiết yếu (điện, xăng dầu, ngoại tệ, vàng, đất đai, các nguyên liệu cơ bản, dịch vụ tài chính, hàng không, đường sắt..) vẫn do các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí thống lĩnh. Nên, người dân lo ngại về những hệ quả xấu nếu không có sự kiểm soát tốt từ phía nhà nước.
Hơn nữa, bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao trong những năm gần đây, khiến người dân kỳ vọng vào vai trò can thiệp của nhà nước và bình ổn giá cả. Ngoài ra, cũng có sự tham dự của giới truyền thông, khi mà luôn phát đi thông điệp cho dân chúng, khi có những biến động về giá cả thì nhà nước can thiệp sẽ tốt và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hơn là để thị trường tự quyết định (tránh được giới đầu cơ, trục lợi…).
“Yếu tố cần giải quyết trên hết là nhận thức và sự hiểu biết về kinh tế thị trường. Sự do dự giữa việc lựa chọn thị trường và nhà nước, trong nỗ lực chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn có những mức độ khác nhau trong mỗi con người Việt Nam,” bà Chi Lan nhấn mạnh./.
Linh Chi (Vietnam+)