Nền kinh tế vốn “ốm yếu” của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã đạt mức tăng trưởng hiếm hoi trong năm 2011, nhờ sản xuất nông nghiệp tăng mạnh cũng như hoạt động xây dựng gia tăng tại Bình Nhưỡng.
Tuy vậy, báo cáo mới đây của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (SCB) cho hay Triều Tiên hiện vẫn đang nằm trong số các nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới.
Theo SCB, nền kinh tế khép kín và bị cô lập của Triều Tiên đã tăng trưởng 0,8% trong năm 2011, đánh dấu mức đi lên lần thứ hai của nước này trong vòng 6 năm qua.
Kinh tế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tăng lên trong năm ngoái, chủ yếu nhờ được hưởng lợi từ ngành nông, lâm và ngư nghiệp, tăng trưởng 5,3% sau khi sụt giảm 2,1% vào năm 2010.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng góp phần đáng kể vào sự đi lên nói trên, với mức tăng 3,9% năm qua, so với mức tăng khiêm tốn 0,3% vào năm 2010, nhờ các dự án nâng cấp nhà ở diễn ra mạnh mẽ tại Bình Nhưỡng.
Mặc dù kinh tế của Triều Tiên tăng trưởng nhẹ trong năm ngoái, song thu nhập bình quân đầu người của quốc gia 24,3 triệu dân này vẫn đạt 1,334 triệu won Hàn Quốc (dưới 1.200 USD)/năm).
Trong khi đó, tổng giá trị của nền kinh tế nước này hiện chỉ đạt khoảng 32.400 tỷ won Hàn Quốc (28,54 tỷ USD), so với 1.000 tỷ USD của kinh tế Hàn Quốc.
Nhiều thập niên trước đây, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là đất nước từng khiến một số nước láng giềng phải ghen tị. Tuy nhiên, kinh tế nước này đã “tụt dốc không phanh” sau sự đổ vỡ của Liên bang Xô Viết cũ vào những năm 1990 của thế kỷ trước, rồi sau đó bị cô lập bởi tình trạng bao vây cấm vận và các lệnh trừng phạt quốc tế do các chương trình hạt nhân và tên lửa gây nhiều tranh cãi của nước này.
Kể từ đó, Bình Nhưỡng phải phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ về cả mặt kinh tế và chính trị của Trung Quốc./.
Tuy vậy, báo cáo mới đây của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (SCB) cho hay Triều Tiên hiện vẫn đang nằm trong số các nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới.
Theo SCB, nền kinh tế khép kín và bị cô lập của Triều Tiên đã tăng trưởng 0,8% trong năm 2011, đánh dấu mức đi lên lần thứ hai của nước này trong vòng 6 năm qua.
Kinh tế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tăng lên trong năm ngoái, chủ yếu nhờ được hưởng lợi từ ngành nông, lâm và ngư nghiệp, tăng trưởng 5,3% sau khi sụt giảm 2,1% vào năm 2010.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng góp phần đáng kể vào sự đi lên nói trên, với mức tăng 3,9% năm qua, so với mức tăng khiêm tốn 0,3% vào năm 2010, nhờ các dự án nâng cấp nhà ở diễn ra mạnh mẽ tại Bình Nhưỡng.
Mặc dù kinh tế của Triều Tiên tăng trưởng nhẹ trong năm ngoái, song thu nhập bình quân đầu người của quốc gia 24,3 triệu dân này vẫn đạt 1,334 triệu won Hàn Quốc (dưới 1.200 USD)/năm).
Trong khi đó, tổng giá trị của nền kinh tế nước này hiện chỉ đạt khoảng 32.400 tỷ won Hàn Quốc (28,54 tỷ USD), so với 1.000 tỷ USD của kinh tế Hàn Quốc.
Nhiều thập niên trước đây, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là đất nước từng khiến một số nước láng giềng phải ghen tị. Tuy nhiên, kinh tế nước này đã “tụt dốc không phanh” sau sự đổ vỡ của Liên bang Xô Viết cũ vào những năm 1990 của thế kỷ trước, rồi sau đó bị cô lập bởi tình trạng bao vây cấm vận và các lệnh trừng phạt quốc tế do các chương trình hạt nhân và tên lửa gây nhiều tranh cãi của nước này.
Kể từ đó, Bình Nhưỡng phải phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ về cả mặt kinh tế và chính trị của Trung Quốc./.
Minh Trang (TTXVN)