Ngày 3/8/2010, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của danh họa Trần Văn Cẩn.
Đến dự buổi lễ có ông Tô Huy Rứa-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương. Về phía gia đình, có bà Trần Thị Hồng - vợ của danh họa Trần Văn Cẩn.
Cố họa sĩ Trần Văn Cẩn là một trong những đại diện tiêu biểu của hội họa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1937, ông được đồng nghiệp ngưỡng mộ suy tôn trong "bộ tứ họa sĩ" lừng danh thời ấy là "nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn" (Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn).
Sinh thời, ông từng giữ cương vị Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam). Ông thật xứng đáng với những danh hiệu và phần thưởng cao quý: Nhà giáo Nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
Nhắc đến tên ông, công chúng yêu nghệ thuật nhớ ngay tới bức sơn dầu "Em Thúy" (từng được một số chuyên gia nước ngoài xem là có gì đó khơi gợi bí ẩn kiểu "Mona Lisa" của Da Vinci), song không phải ai cũng biết, cùng với họa sĩ Bùi Trang Chước, ông còn là đồng tác giả của mẫu Quốc huy Việt Nam.
Theo Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam: Mới đây có một sự kiện thật ý nghĩa khi chỉ còn ít ngày nữa là tới sinh nhật lần thứ 100 của ông, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định lấy tên Trần Văn Cẩn để đặt cho một con phố mới của huyện Từ Liêm.
Sau đây là một số tác phẩm nổi tiếng của ông: Năm 1934 ông nổi lên với bức tranh lụa "Mẹ tôi;" Năm 1939, hai bức tranh lụa "Gánh lúa" và "Ngư dân" đã tham gia triển lãm ở Tokyo (Nhật Bản) và được đánh giá rất cao. Năm 1943, ông nhận giải nhất với hai tác phẩm "Em Thúy" (sơn dầu) và "Gội đầu" (điêu khắc).
Các tác phẩm hội họa như "Xuống đồng," "Con đọc bầm nghe," "Tát nước đồng chiêm," "Nữ dân quân vùng biển" nội dung đều gần gũi mà để đời.
Họa sĩ Trần Khánh Chương đã khẳng định: Danh họa Trần Văn Cẩn là tấm gương sáng về lao động sáng tạo nghệ thuật và trách nhiệm trong công tác. Tên tuổi và tác phẩm của ông sống mãi với nhân dân, với đất nước, và trong mỗi chúng ta.”/.
Đến dự buổi lễ có ông Tô Huy Rứa-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương. Về phía gia đình, có bà Trần Thị Hồng - vợ của danh họa Trần Văn Cẩn.
Cố họa sĩ Trần Văn Cẩn là một trong những đại diện tiêu biểu của hội họa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1937, ông được đồng nghiệp ngưỡng mộ suy tôn trong "bộ tứ họa sĩ" lừng danh thời ấy là "nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn" (Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn).
Sinh thời, ông từng giữ cương vị Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam). Ông thật xứng đáng với những danh hiệu và phần thưởng cao quý: Nhà giáo Nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
Nhắc đến tên ông, công chúng yêu nghệ thuật nhớ ngay tới bức sơn dầu "Em Thúy" (từng được một số chuyên gia nước ngoài xem là có gì đó khơi gợi bí ẩn kiểu "Mona Lisa" của Da Vinci), song không phải ai cũng biết, cùng với họa sĩ Bùi Trang Chước, ông còn là đồng tác giả của mẫu Quốc huy Việt Nam.
Theo Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam: Mới đây có một sự kiện thật ý nghĩa khi chỉ còn ít ngày nữa là tới sinh nhật lần thứ 100 của ông, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định lấy tên Trần Văn Cẩn để đặt cho một con phố mới của huyện Từ Liêm.
Sau đây là một số tác phẩm nổi tiếng của ông: Năm 1934 ông nổi lên với bức tranh lụa "Mẹ tôi;" Năm 1939, hai bức tranh lụa "Gánh lúa" và "Ngư dân" đã tham gia triển lãm ở Tokyo (Nhật Bản) và được đánh giá rất cao. Năm 1943, ông nhận giải nhất với hai tác phẩm "Em Thúy" (sơn dầu) và "Gội đầu" (điêu khắc).
Các tác phẩm hội họa như "Xuống đồng," "Con đọc bầm nghe," "Tát nước đồng chiêm," "Nữ dân quân vùng biển" nội dung đều gần gũi mà để đời.
Họa sĩ Trần Khánh Chương đã khẳng định: Danh họa Trần Văn Cẩn là tấm gương sáng về lao động sáng tạo nghệ thuật và trách nhiệm trong công tác. Tên tuổi và tác phẩm của ông sống mãi với nhân dân, với đất nước, và trong mỗi chúng ta.”/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)