Sáng 18/4, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập thị xã Điện Biên Phủ (nay là thành phố Điện Biên Phủ) (18/4/1992- 18/4/2012).
Đến dự buổi lễ có đoàn đại biểu của huyện Kim Bình - tỉnh Vân Nam, huyện Giang Thành - thành phố Phổ Nhĩ (Trung Quốc); đoàn đại biểu huyện Mường Khoa (tỉnh Phong Sa Ly- Lào) và đại diện một số phường, quận thuộc Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt Trì-Phú Thọ, Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Uông Bí-Quảng Ninh, Hưng Yên-Hải Hưng và thị xã Lai Châu của tỉnh Lai Châu.
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, ông Đỗ Đức Vượng, Bí thư Thành uỷ Điện Biên Phủ đánh giá, cách đây 20 năm, thị xã Điện Biên Phủ được thành lập trên cơ sở thị trấn Điện Biên và xã Thanh Minh của huyện Điện Biên. Khi đó toàn thị xã chỉ có 25.000 dân, cơ sở hạ tầng rất khó khăn, đơn sơ, hệ thống trường học, trạm y tế, công sở, nhà ở của nhân dân chủ yếu là nhà tạm. Mới có 50% số dân được dùng điện thắp sáng, tỷ lệ hộ đói nghèo trên 50%. Đảng bộ thị xã mới có 24 tổ chức cơ sở Đảng với 800 đảng viên tham gia sinh hoạt.
Sau hơn 11 năm tập trung đầu tư xây dựng, năm 2003 thị xã Điện Biên Phủ được công nhận là đô thị loại III và được Chính phủ ban hành Nghị định thành lập thành phố trực thuộc tỉnh. Qua 20 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, thành phố Điện Biên Phủ đã có bước phát triển nhanh vượt bậc, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế- xã hội của tỉnh Điện Biên.
Từ năm 2000 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tăng trưởng kinh tế của địa phương đạt 17%, với mức thu nhập bình quân tăng từ 100 USD năm 1993 lên trên 2.300 USD/người năm 2011. Tổng thu ngân sách địa bàn tăng từ 1,2 tỷ đồng lên 136 tỷ đồng.
Hiện trên địa bàn có trên 300 doanh nghiệp, gần 3.000 hộ và cơ sở kinh doanh thương mại-dịch vụ. Hoạt động du lịch có bước phát triển nhanh và bền vững, năm 2011 đạt 200.000 lượt khách đến tham quan. Các tuyến đường giao thông như quốc lộ 279, quốc lộ 6, Sân bay Điện Biên được cải tạo nâng cấp tăng số chuyến bay đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.
Sau 20 năm xây dựng với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, bộ mặt của thành phố đã có những thay đổi nhanh chóng, các công trình văn hóa, thể thao, hệ thống công sở, bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng khang trang; các điểm di tích lịch sử được quan tâm đầu tư tôn tạo; trên 70% nhà ở của nhân dân được kiên cố hóa, 98% dân số được dùng điện, 97% dân số được dùng nước sạch, đến nay trong toàn thành phố không còn hộ đói, chỉ còn 1,89% hộ nghèo.
Hiện tại, đã có 16/31 trường công lập thuộc địa bàn thành phố quản lý đạt chuẩn quốc gia, là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng dạy và học. Trong 20 năm, Đảng bộ thành phố đã kết nạp 1.800 đảng viên, đến nay toàn Đảng bộ có 48 cơ sở Đảng với trên 3.700 đảng viên với 80% tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh.
Để phấn đấu xây dựng thành phố Điện Biên Phủ trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Tây Bắc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc địa phương đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm gồm: duy trì tốc độ tăng trưởng 15- 16%/năm; triển khai thực hiện qui hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phấn đấu đến 2015 trở thành đô thị loại III; đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,5%; tiếp tục đầu tư trùng tu tôn tạo, bảo tồn hệ thống cụm di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Không ngừng củng cố, mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương trong và ngoài nước, góp phần nâng cao vị thế và tạo điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển.
Nhân dịp này, cán bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì lần thứ 2./.
Đến dự buổi lễ có đoàn đại biểu của huyện Kim Bình - tỉnh Vân Nam, huyện Giang Thành - thành phố Phổ Nhĩ (Trung Quốc); đoàn đại biểu huyện Mường Khoa (tỉnh Phong Sa Ly- Lào) và đại diện một số phường, quận thuộc Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt Trì-Phú Thọ, Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Uông Bí-Quảng Ninh, Hưng Yên-Hải Hưng và thị xã Lai Châu của tỉnh Lai Châu.
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, ông Đỗ Đức Vượng, Bí thư Thành uỷ Điện Biên Phủ đánh giá, cách đây 20 năm, thị xã Điện Biên Phủ được thành lập trên cơ sở thị trấn Điện Biên và xã Thanh Minh của huyện Điện Biên. Khi đó toàn thị xã chỉ có 25.000 dân, cơ sở hạ tầng rất khó khăn, đơn sơ, hệ thống trường học, trạm y tế, công sở, nhà ở của nhân dân chủ yếu là nhà tạm. Mới có 50% số dân được dùng điện thắp sáng, tỷ lệ hộ đói nghèo trên 50%. Đảng bộ thị xã mới có 24 tổ chức cơ sở Đảng với 800 đảng viên tham gia sinh hoạt.
Sau hơn 11 năm tập trung đầu tư xây dựng, năm 2003 thị xã Điện Biên Phủ được công nhận là đô thị loại III và được Chính phủ ban hành Nghị định thành lập thành phố trực thuộc tỉnh. Qua 20 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, thành phố Điện Biên Phủ đã có bước phát triển nhanh vượt bậc, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế- xã hội của tỉnh Điện Biên.
Từ năm 2000 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tăng trưởng kinh tế của địa phương đạt 17%, với mức thu nhập bình quân tăng từ 100 USD năm 1993 lên trên 2.300 USD/người năm 2011. Tổng thu ngân sách địa bàn tăng từ 1,2 tỷ đồng lên 136 tỷ đồng.
Hiện trên địa bàn có trên 300 doanh nghiệp, gần 3.000 hộ và cơ sở kinh doanh thương mại-dịch vụ. Hoạt động du lịch có bước phát triển nhanh và bền vững, năm 2011 đạt 200.000 lượt khách đến tham quan. Các tuyến đường giao thông như quốc lộ 279, quốc lộ 6, Sân bay Điện Biên được cải tạo nâng cấp tăng số chuyến bay đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.
Sau 20 năm xây dựng với tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, bộ mặt của thành phố đã có những thay đổi nhanh chóng, các công trình văn hóa, thể thao, hệ thống công sở, bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng khang trang; các điểm di tích lịch sử được quan tâm đầu tư tôn tạo; trên 70% nhà ở của nhân dân được kiên cố hóa, 98% dân số được dùng điện, 97% dân số được dùng nước sạch, đến nay trong toàn thành phố không còn hộ đói, chỉ còn 1,89% hộ nghèo.
Hiện tại, đã có 16/31 trường công lập thuộc địa bàn thành phố quản lý đạt chuẩn quốc gia, là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng dạy và học. Trong 20 năm, Đảng bộ thành phố đã kết nạp 1.800 đảng viên, đến nay toàn Đảng bộ có 48 cơ sở Đảng với trên 3.700 đảng viên với 80% tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh.
Để phấn đấu xây dựng thành phố Điện Biên Phủ trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Tây Bắc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc địa phương đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm gồm: duy trì tốc độ tăng trưởng 15- 16%/năm; triển khai thực hiện qui hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phấn đấu đến 2015 trở thành đô thị loại III; đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 0,5%; tiếp tục đầu tư trùng tu tôn tạo, bảo tồn hệ thống cụm di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Không ngừng củng cố, mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương trong và ngoài nước, góp phần nâng cao vị thế và tạo điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển.
Nhân dịp này, cán bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì lần thứ 2./.
Chu Quốc Hùng (TTXVN)