Míttinh kỷ niệm Ngày Lương thực thế giới 16/10 với chủ đề "Giá lương thực - từ khủng hoảng đến ổn định" do Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO) đã được tổ chức ngày 14/10 tại thành phố Huế.
Hiện trên thế giới vẫn có khoảng hơn 1 tỷ người bị thiếu ăn, vấn đề này được bà Yuriko Shoji - Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam lý giải là do hiện tượng thời tiết bất thường, giá nhiên liệu tăng cao... khiến giá lương thực tăng cao.
FAO cũng khuyến cáo, với việc tăng thêm 80 triệu người mỗi năm, dân số thế giới hiện nay đông gấp hai lần so với năm 1970. Nhu cầu lương thực ngày một tăng theo, thế nhưng với quá trình đô thị hoá tăng tốc, đất canh tác ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp, sản lượng lương thực sụt giảm, giá lương thực tăng cao, trong tương lai sản lượng lương thực cần tăng gấp đôi mới có thể cung cấp đủ lương thực cho 9 tỷ người vào năm 2050.
Trước tình hình đó, Việt Nam đã cam kết đóng góp tích cực cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt với các lĩnh vực mang tính khu vực và toàn cầu có ảnh hưởng đến an ninh lương thực; hợp tác về đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy thương mại.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế nhấn mạnh, an ninh lương thực ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với mỗi quốc gia và khu vực. Chính vì thế, thông qua lễ míttinh, thông điệp "Chấm dứt nạn đói" sẽ được truyền đến mọi người, mọi nơi trên toàn thế giới nhằm đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động của giá lương thực với người nghèo, thực hiện thành công chủ đề của Ngày Lương thực thế giới năm nay là "Giá lương thực - từ khủng hoảng đến ổn định."
Riêng tại Thừa Thiên-Huế, một tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 503.320 ha, dân số khoảng gần 1,1 triệu người, để đảm bảo an ninh lương thực, chủ trương của tỉnh là duy trì diện tích đất canh tác nông nghiệp khoảng 80.000 ha.
Tỉnh chú trọng đầu tư và có những chính sách tích cực cho thuỷ lợi, giống, đầu tư thâm canh để không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mọi người.
Tỉnh đặt mục tiêu: nông nghiệp tăng trưởng 2,5-3%, sản lượng lúa đạt trên 290.000 tấn/năm; sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản đạt trên 45.000 tấn/năm; trồng mới 4.000-4.500 ha rừng/năm, tăng độ che phủ đạt 57% góp phần cải thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp.../.
Hiện trên thế giới vẫn có khoảng hơn 1 tỷ người bị thiếu ăn, vấn đề này được bà Yuriko Shoji - Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam lý giải là do hiện tượng thời tiết bất thường, giá nhiên liệu tăng cao... khiến giá lương thực tăng cao.
FAO cũng khuyến cáo, với việc tăng thêm 80 triệu người mỗi năm, dân số thế giới hiện nay đông gấp hai lần so với năm 1970. Nhu cầu lương thực ngày một tăng theo, thế nhưng với quá trình đô thị hoá tăng tốc, đất canh tác ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp, sản lượng lương thực sụt giảm, giá lương thực tăng cao, trong tương lai sản lượng lương thực cần tăng gấp đôi mới có thể cung cấp đủ lương thực cho 9 tỷ người vào năm 2050.
Trước tình hình đó, Việt Nam đã cam kết đóng góp tích cực cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt với các lĩnh vực mang tính khu vực và toàn cầu có ảnh hưởng đến an ninh lương thực; hợp tác về đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy thương mại.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế nhấn mạnh, an ninh lương thực ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với mỗi quốc gia và khu vực. Chính vì thế, thông qua lễ míttinh, thông điệp "Chấm dứt nạn đói" sẽ được truyền đến mọi người, mọi nơi trên toàn thế giới nhằm đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động của giá lương thực với người nghèo, thực hiện thành công chủ đề của Ngày Lương thực thế giới năm nay là "Giá lương thực - từ khủng hoảng đến ổn định."
Riêng tại Thừa Thiên-Huế, một tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 503.320 ha, dân số khoảng gần 1,1 triệu người, để đảm bảo an ninh lương thực, chủ trương của tỉnh là duy trì diện tích đất canh tác nông nghiệp khoảng 80.000 ha.
Tỉnh chú trọng đầu tư và có những chính sách tích cực cho thuỷ lợi, giống, đầu tư thâm canh để không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mọi người.
Tỉnh đặt mục tiêu: nông nghiệp tăng trưởng 2,5-3%, sản lượng lúa đạt trên 290.000 tấn/năm; sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản đạt trên 45.000 tấn/năm; trồng mới 4.000-4.500 ha rừng/năm, tăng độ che phủ đạt 57% góp phần cải thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)