Sáng 3/9 (tức 25/7 âm lịch), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tới dự Lễ kỷ niệm 893 năm ngày viên tịch của Nguyên phi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và Lễ hội đình Yên Thái tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bà Cao Bích Lan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm phát biểu tại lễ kỷ niệm, nêu rõ với tài đức vẹn toàn cùng công lao to lớn, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã làm rạng rỡ truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Sau 52 năm tham dự triều chính với hai lần nhiếp chính thay chồng là vua Lý Thánh Tông, thay con là vua Lý Nhân Tông để chống Tống bình Chiêm, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã góp phần đặt nền móng vững chắc cho chín đời vua nhà Lý trị vì 216 năm (1010-1225), xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ và phồn thịnh ở thế kỷ 11.
Lễ hội diễn ra trong hai ngày 3-4/9, với nhiều hoạt động sôi nổi như rước kiệu võng Mẫu Nguyên phi Ỷ Lan theo nghi lễ truyền thống với hơn 500 người qua các tuyến phố cổ (Hàng Bài-Hàng Gai-Tô Tịch-Hàng Quạt-Hàng Hòm-Hàng Nón...)
Công chúng còn được thưởng thức các màn múa rồng, múa sư tử, biểu diễn trích đoạn chèo tích “Nguyên phi-Hoàng Thái hậu Ỷ Lan," dâng hương, tế lễ tại đình, giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian...
Nằm giữa trung tâm khu phố cổ Hà Nội, đình Yên Thái tên tự là Quán Linh Từ - một trong “tứ quán” của Thăng Long xưa. Ngôi đình cổ này vốn thuộc thôn An Thái, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, Phủ Hoài Đức (nay là số 8 ngõ Tạm Thương, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm).
Thời vua Lý Thánh Tông, khu vực này ở phía Đông Đại nội. Năm 1063, vua cho dựng cung Động Tiên để Nguyên phi Ỷ Lan ở và tại đây bà đã sinh ra Hoàng Thái Tử Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông.
Sau này khi bà mất, trên nền cung xưa, nhân dân làng Yên Thái đã lập đền thờ Linh nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và suy tôn là Quan Âm Nữ.
Theo các đạo sắc phong, đình-đền Yên Thái được xây dựng từ rất sớm, qua nhiều lần tu bổ, quy mô của đền được mở rộng và theo tâm nguyện của nhân dân sau này được gọi là đình.
Ngôi đình có kiến trúc chữ Công, kết cấu mang dáng dấp thời Nguyễn, trang trọng, thâm nghiêm. Đình còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật giá trị, đặc biệt là 10 đạo sắc quý (sớm nhất là sắc phong Cảnh Hưng thứ 14-1753), góp phần tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, lịch sử Thủ đô, làng xã Việt Nam và Nguyên phi Ỷ Lan.
Đình Yên Thái đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1995.
Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức di dời các hộ dân trong khuôn viên và đầu tư trùng tu tổng thể di tích đình Yên Thái, với kinh phí trên 12 tỷ đồng./.
Bà Cao Bích Lan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm phát biểu tại lễ kỷ niệm, nêu rõ với tài đức vẹn toàn cùng công lao to lớn, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã làm rạng rỡ truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Sau 52 năm tham dự triều chính với hai lần nhiếp chính thay chồng là vua Lý Thánh Tông, thay con là vua Lý Nhân Tông để chống Tống bình Chiêm, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã góp phần đặt nền móng vững chắc cho chín đời vua nhà Lý trị vì 216 năm (1010-1225), xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ và phồn thịnh ở thế kỷ 11.
Lễ hội diễn ra trong hai ngày 3-4/9, với nhiều hoạt động sôi nổi như rước kiệu võng Mẫu Nguyên phi Ỷ Lan theo nghi lễ truyền thống với hơn 500 người qua các tuyến phố cổ (Hàng Bài-Hàng Gai-Tô Tịch-Hàng Quạt-Hàng Hòm-Hàng Nón...)
Công chúng còn được thưởng thức các màn múa rồng, múa sư tử, biểu diễn trích đoạn chèo tích “Nguyên phi-Hoàng Thái hậu Ỷ Lan," dâng hương, tế lễ tại đình, giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian...
Nằm giữa trung tâm khu phố cổ Hà Nội, đình Yên Thái tên tự là Quán Linh Từ - một trong “tứ quán” của Thăng Long xưa. Ngôi đình cổ này vốn thuộc thôn An Thái, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, Phủ Hoài Đức (nay là số 8 ngõ Tạm Thương, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm).
Thời vua Lý Thánh Tông, khu vực này ở phía Đông Đại nội. Năm 1063, vua cho dựng cung Động Tiên để Nguyên phi Ỷ Lan ở và tại đây bà đã sinh ra Hoàng Thái Tử Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông.
Sau này khi bà mất, trên nền cung xưa, nhân dân làng Yên Thái đã lập đền thờ Linh nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và suy tôn là Quan Âm Nữ.
Theo các đạo sắc phong, đình-đền Yên Thái được xây dựng từ rất sớm, qua nhiều lần tu bổ, quy mô của đền được mở rộng và theo tâm nguyện của nhân dân sau này được gọi là đình.
Ngôi đình có kiến trúc chữ Công, kết cấu mang dáng dấp thời Nguyễn, trang trọng, thâm nghiêm. Đình còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật giá trị, đặc biệt là 10 đạo sắc quý (sớm nhất là sắc phong Cảnh Hưng thứ 14-1753), góp phần tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, lịch sử Thủ đô, làng xã Việt Nam và Nguyên phi Ỷ Lan.
Đình Yên Thái đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1995.
Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức di dời các hộ dân trong khuôn viên và đầu tư trùng tu tổng thể di tích đình Yên Thái, với kinh phí trên 12 tỷ đồng./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)