Đối với các thành viên trên thị trường chứng khoán nói chung và đặc biệt là các nhà đầu tư “bám sàn” nói riêng, thì lâu nay chỉ số HNX-Index đã được xem như là một trong những công cụ chỉ báo tín hiệu thị trường hữu hiệu trong các quyết định đầu tư của họ. Do đó, việc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) xây dựng bộ chỉ số HNX30 đã tạo ra được sự quan tâm chú ý của thị trường.
Thanh khoản là tiền đề Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng nhanh, tuy nhiên về các loại sản phẩm hiện vẫn mang tính cơ bản, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ. Ngoài ra có các sản phẩm chỉ báo trên thị trường là VN-Index, HNX-Index và gần đây là VN30. Với tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán đồng thời tiệm cận vào tiến trình hội nhập quốc tế, ông Nam cho rằng, thị trường Việt Nam còn thiếu nhiều sản phẩm tài chính cao cấp khác như các sản phẩm chỉ báo thị trường, các sản phẩm phái sinh…"Vì vậy, việc các cơ quan quản lý tiếp tục xây dựng một bộ chỉ số mang tính dự báo sẽ tạo tiền đề cho thị trường có những cái nhìn khách quan hơn," ông Nam nói. Giới thiệu về bộ chỉ số mới HNX30, ông Nguyễn Anh Phong, Phó Tổng giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho biết, phương pháp luận và phương pháp tính VN30 và HNX30 về cơ bản là khớp nhau, song vẫn có một số chi tiết khác nhau, như VN30 căn cứ vào quy mô vốn hóa trước và tỷ trọng giới hạn vốn hóa (capped ratio) trong rổ tính là 10%. Trong khi, tiêu chí lựa chọn cổ phiếu vào HNX 30 sẽ căn cứ tính thanh khoản làm tiền đề, tiếp sau là giá trị vốn hóa. Nguyên tắc tính tỷ trọng giới hạn vốn hóa trong rổ HNX 30 là 15%. Thêm vào đó, nhóm cổ phiếu được lựa chọn vào rổ chỉ số HNX 30 phải đồng thời thỏa mãn các tiêu chí khác như không thuộc diện bị kiểm soát, bị tạm ngừng giao dịch tính đến thời điểm xem xét. Trường hợp cổ phiếu có thời gian niêm yết và giao dịch trên HNX không dưới 6 tháng, ngoại trừ trường hợp đặc biệt được Hội đồng chỉ số thông qua. Phương pháp tính cụ thể, HNX 30 được căn cứ trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (Freefloat). Đây là phương pháp phổ biến được nhiều nước trên thế giới áp dụng tính các chỉ số như: TOPIX Core 30, KOSPI 200… Nguyên tắc tính tỷ trọng giới hạn vốn hóa là bất kỳ cổ phiếu nào có tỷ trọng lớn hơn 15% sẽ được đặt ngưỡng bằng 15%. Tỷ trọng của các cổ phiếu còn lại sẽ được tăng tương ứng. Sau khi tăng tỷ trọng của các cổ phiếu còn lại, nếu vượt ngưỡng thì lại được đặt bằng 15%. Kỹ thuật này được lặp lại cho đến khi không còn mã nào có tỷ trọng vượt ngưỡng 15% so với toàn bộ giá trị thị trường của rổ chỉ số. Ví dụ, trường hợp mã cổ phiếu ACB, tỷ lệ vốn hóa thực trong HNX30 là 43,3%, song tỷ lệ vốn hóa áp tối đa là 15%. Kế đó, mã cổ phiếu PVS có tỷ lệ vốn hóa thực là 10,86%, song do tỷ trọng vốn hóa áp được tăng tương ứng sẽ thành 15%... Được biết, ngày cơ sở của HNX 30 là 3/1/2012 và điểm cơ sở của chỉ số HNX 30 là 100 điểm. Thêm vào đó, rổ cổ phiếu sẽ được điều chỉnh định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng một lần (vào tháng 4 và tháng 10) khi có những thông tin thay đổi về cấu phần chỉ số, tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng và tỉ trọng giới hạn vốn hóa của các cổ phiếu trong rổ chỉ số.
Hướng tới cuộc chơi ... tương lai
Thanh khoản là tiền đề Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng nhanh, tuy nhiên về các loại sản phẩm hiện vẫn mang tính cơ bản, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ. Ngoài ra có các sản phẩm chỉ báo trên thị trường là VN-Index, HNX-Index và gần đây là VN30. Với tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán đồng thời tiệm cận vào tiến trình hội nhập quốc tế, ông Nam cho rằng, thị trường Việt Nam còn thiếu nhiều sản phẩm tài chính cao cấp khác như các sản phẩm chỉ báo thị trường, các sản phẩm phái sinh…"Vì vậy, việc các cơ quan quản lý tiếp tục xây dựng một bộ chỉ số mang tính dự báo sẽ tạo tiền đề cho thị trường có những cái nhìn khách quan hơn," ông Nam nói. Giới thiệu về bộ chỉ số mới HNX30, ông Nguyễn Anh Phong, Phó Tổng giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho biết, phương pháp luận và phương pháp tính VN30 và HNX30 về cơ bản là khớp nhau, song vẫn có một số chi tiết khác nhau, như VN30 căn cứ vào quy mô vốn hóa trước và tỷ trọng giới hạn vốn hóa (capped ratio) trong rổ tính là 10%. Trong khi, tiêu chí lựa chọn cổ phiếu vào HNX 30 sẽ căn cứ tính thanh khoản làm tiền đề, tiếp sau là giá trị vốn hóa. Nguyên tắc tính tỷ trọng giới hạn vốn hóa trong rổ HNX 30 là 15%. Thêm vào đó, nhóm cổ phiếu được lựa chọn vào rổ chỉ số HNX 30 phải đồng thời thỏa mãn các tiêu chí khác như không thuộc diện bị kiểm soát, bị tạm ngừng giao dịch tính đến thời điểm xem xét. Trường hợp cổ phiếu có thời gian niêm yết và giao dịch trên HNX không dưới 6 tháng, ngoại trừ trường hợp đặc biệt được Hội đồng chỉ số thông qua. Phương pháp tính cụ thể, HNX 30 được căn cứ trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (Freefloat). Đây là phương pháp phổ biến được nhiều nước trên thế giới áp dụng tính các chỉ số như: TOPIX Core 30, KOSPI 200… Nguyên tắc tính tỷ trọng giới hạn vốn hóa là bất kỳ cổ phiếu nào có tỷ trọng lớn hơn 15% sẽ được đặt ngưỡng bằng 15%. Tỷ trọng của các cổ phiếu còn lại sẽ được tăng tương ứng. Sau khi tăng tỷ trọng của các cổ phiếu còn lại, nếu vượt ngưỡng thì lại được đặt bằng 15%. Kỹ thuật này được lặp lại cho đến khi không còn mã nào có tỷ trọng vượt ngưỡng 15% so với toàn bộ giá trị thị trường của rổ chỉ số. Ví dụ, trường hợp mã cổ phiếu ACB, tỷ lệ vốn hóa thực trong HNX30 là 43,3%, song tỷ lệ vốn hóa áp tối đa là 15%. Kế đó, mã cổ phiếu PVS có tỷ lệ vốn hóa thực là 10,86%, song do tỷ trọng vốn hóa áp được tăng tương ứng sẽ thành 15%... Được biết, ngày cơ sở của HNX 30 là 3/1/2012 và điểm cơ sở của chỉ số HNX 30 là 100 điểm. Thêm vào đó, rổ cổ phiếu sẽ được điều chỉnh định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng một lần (vào tháng 4 và tháng 10) khi có những thông tin thay đổi về cấu phần chỉ số, tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng và tỉ trọng giới hạn vốn hóa của các cổ phiếu trong rổ chỉ số.
Hướng tới cuộc chơi ... tương lai
Liệu, việc ra đời của HNX30 có đáp ứng được nhu cầu hiện tại, trở thành phương tiện đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư trong tương lai?
Thực tế trong thời gian qua, các thành viên trên thị trường đã có nhiều ý kiến phàn nàn về tính định hướng của các bộ chỉ số VN-Index và HNX-Index. Sự bất cập nảy sinh từ sự chênh lệnh quá lớn về tỷ trọng vốn hóa của một nhóm nhỏ các cổ phiếu, khiến các chỉ số này bị chi phối và trở nên “méo mó”.
Với phương pháp tính thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (Freefloat), các chuyên gia đặt kỳ vọng các bộ chỉ số mới như VN30, HNX 30 sẽ hạn chế được tình trạng trên.
Đại diện Hội đồng chỉ số, tiến sĩ Vương Quân Hoàng, Đại học tổng họp Brussels, Vương quốc Bỉ nhận định, các nhóm tổ chức có tham vọng “dẫn dắt” chỉ số sẽ khó bề thực hiện hơn đối với cùng một lúc 30 mã cổ phiếu có thanh khoản cao, giá trị vốn hóa rất lớn.
“Mặc dù, trong bối cảnh thị trường vẫn đầu tư theo phong trào, song về khối lượng vốn hóa của các cổ phiếu trong rổ tính là rất lớn nên tôi tin tưởng không ai có thế lái thị trường qua trọng số này. Trường hợp nhất thời có thể gây tác động về tâm lý, nhưng về lâu dài các tổ chức nào có ý định thực hiện những tham vọng đó, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn đồng thời luôn phải đối mặt với sự trả giá,” ông Hoàng nói.
Ngoài ra, ông Hoàng cũng nhấn mạnh, việc HNX30 ra đời là nhằm mục đích đa dạng hóa các công cụ chỉ báo cũng như công cụ đầu tư trên thị trường cổ phiếu niêm yết đồng thời mang đến cho thị trường những thông tin có chất lượng và độ tin cậy cao.
Thêm vào đó, đây cũng là một bước tiến gần hơn tới các thông lệ quốc tế và là tiền đề cho các sản phẩm phái sinh sau này.
Theo ông Hoàng, trong tương lai gần khối lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội sẽ gia tăng rất nhanh, các cổ phiếu trong rổ HNX30 chỉ chiếm vài phần trăm so với “dân số” toàn thị trường, song HNX30 sẽ được tham vọng trở thành chỉ báo “nguồn dự trữ blue-chip” trên thị trường.
“HNX30 được hứa hẹn bởi những cổ phiếu có thanh khoản tốt, vốn hóa lớn, tài chính dồi dào, lợi nhuận tốt, thương hiệu danh tiếng, uy tín đồng thời có vai trò dẫn dắt ngành, chi phối nền kinh tế và sinh lợi trong mọi hoàn cảnh,” ông Hoàng nói.
Giáo sư Nguyễn Văn Nam khẳng định, “Căn cứ vào thực tiễn khoa học, căn cứ vào thực tiễn phát triển của thị trường, chúng tôi đảm bảo đưa ra một hệ thống chỉ số vận hành một cách có hiệu quả hơn đem lại cơ hội đầu tư cho công chúng và các nhà đầu tư”./.
Thực tế trong thời gian qua, các thành viên trên thị trường đã có nhiều ý kiến phàn nàn về tính định hướng của các bộ chỉ số VN-Index và HNX-Index. Sự bất cập nảy sinh từ sự chênh lệnh quá lớn về tỷ trọng vốn hóa của một nhóm nhỏ các cổ phiếu, khiến các chỉ số này bị chi phối và trở nên “méo mó”.
Với phương pháp tính thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (Freefloat), các chuyên gia đặt kỳ vọng các bộ chỉ số mới như VN30, HNX 30 sẽ hạn chế được tình trạng trên.
Đại diện Hội đồng chỉ số, tiến sĩ Vương Quân Hoàng, Đại học tổng họp Brussels, Vương quốc Bỉ nhận định, các nhóm tổ chức có tham vọng “dẫn dắt” chỉ số sẽ khó bề thực hiện hơn đối với cùng một lúc 30 mã cổ phiếu có thanh khoản cao, giá trị vốn hóa rất lớn.
“Mặc dù, trong bối cảnh thị trường vẫn đầu tư theo phong trào, song về khối lượng vốn hóa của các cổ phiếu trong rổ tính là rất lớn nên tôi tin tưởng không ai có thế lái thị trường qua trọng số này. Trường hợp nhất thời có thể gây tác động về tâm lý, nhưng về lâu dài các tổ chức nào có ý định thực hiện những tham vọng đó, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn đồng thời luôn phải đối mặt với sự trả giá,” ông Hoàng nói.
Ngoài ra, ông Hoàng cũng nhấn mạnh, việc HNX30 ra đời là nhằm mục đích đa dạng hóa các công cụ chỉ báo cũng như công cụ đầu tư trên thị trường cổ phiếu niêm yết đồng thời mang đến cho thị trường những thông tin có chất lượng và độ tin cậy cao.
Thêm vào đó, đây cũng là một bước tiến gần hơn tới các thông lệ quốc tế và là tiền đề cho các sản phẩm phái sinh sau này.
Theo ông Hoàng, trong tương lai gần khối lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội sẽ gia tăng rất nhanh, các cổ phiếu trong rổ HNX30 chỉ chiếm vài phần trăm so với “dân số” toàn thị trường, song HNX30 sẽ được tham vọng trở thành chỉ báo “nguồn dự trữ blue-chip” trên thị trường.
“HNX30 được hứa hẹn bởi những cổ phiếu có thanh khoản tốt, vốn hóa lớn, tài chính dồi dào, lợi nhuận tốt, thương hiệu danh tiếng, uy tín đồng thời có vai trò dẫn dắt ngành, chi phối nền kinh tế và sinh lợi trong mọi hoàn cảnh,” ông Hoàng nói.
Giáo sư Nguyễn Văn Nam khẳng định, “Căn cứ vào thực tiễn khoa học, căn cứ vào thực tiễn phát triển của thị trường, chúng tôi đảm bảo đưa ra một hệ thống chỉ số vận hành một cách có hiệu quả hơn đem lại cơ hội đầu tư cho công chúng và các nhà đầu tư”./.
Linh Chi (Vietnam+)