Ngày 22/7, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác đã thăm, làm việc tại tỉnh Lai Châu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội sau hơn 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu Nguyễn Khắc Chử khẳng định: Sau hơn 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, kinh tế xã hội Lai Châu đã có bước phát triển tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,83%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,47% mỗi năm; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, 105/108 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; 88 xã có điện lưới quốc gia; 65% số hộ được sử dụng điện. Cây công nghiệp phát triển khá, đặc biệt là chè và cao su, hiện toàn tỉnh đã trồng được trên 10.000 cây cao su, trên 3.000 ha chè.
Trong 7 năm, đến nay Lai Châu đã hoàn thành công tác tái định cư cho gần 7.000 hộ ra khỏi vùng ngập lòng hồ thủy điện Sơn La, thủy điện Huổi Quảng và Bản Chát. Hiện, Lai Châu đang triển khai công tác quy hoạch, di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu.
Đại diện các bộ, ngành Trung ương đã cho ý kiến về những kiến nghị của tỉnh Lai Châu với Chính phủ, đặc biệt là những vấn đề về sắp xếp, ổn định dân cư ở hai xã Tà Tổng, Mù Cả (huyện biên giới Mường Tè) nhằm đảm bảo an ninh trật tự khu vực giáp ranh với huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và các xã, bản khác sát biên giới; xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù để phát triển cây chè và cao su; tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Cống, Mảng, La Hủ trên địa bàn.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những kết quả mà tỉnh Lai Châu đã đạt được trong khi vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn cần giải quyết. Chia sẻ với những khó khăn của tỉnh, Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao những cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu trong thời gian qua.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý tỉnh Lai Châu cần tập trung xây dựng hệ thống chính trị, an ninh biên giới hài hòa. Ngoài thế mạnh là cây chè và cao su, Lai Châu cần tiếp tục quan tâm đến phát triển nông nghiệp; chú trọng đến thương hiệu sản phẩm, đặc biệt là cây chè, qua đó nâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa… Ngoài ra, tỉnh cần nhân rộng những giống cây khác phù hợp với địa phương như mắc ka, dong riềng… góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Phát triển nguồn nhân lực địa phương là quan trọng, đặc biệt đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo, thanh niên dân tộc thiểu số để đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ. Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Lai Châu cần thực hiện tốt Nghị quyết 01của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngan sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, trong đó đặc biệt tập trung xây dựng môi trường đầu tư tốt, thu hút các doanh nghiệp thông qua các cơ chế, chính sách. Lai Châu cũng cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chứng kiến Lễ ký kết quy chế phối hợp công tác và thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa tỉnh Lai Châu với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
Trước đó, sáng 22/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ ra mắt Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng-Lai Châu, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tại bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Với 30 tỷ đồng vốn điều lệ, năm 2013, Công ty đặt ra mục tiêu phát hoang 550ha và trồng mới 500ha cao su, phấn đấu đến năm 2017, trồng hơn 6.500ha. Những mục tiêu trên nhằm phát triển kinh tế xã hội gắn cải thiện môi trường sinh thái đồng thời tạo việc làm cho người dân vùng tái định cư địa phương.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã thành lập được 3 công ty cổ phần cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Hiện các công ty đã phát triển trồng trên 10.000 ha cao su; riêng trong năm 2013 phấn đấu trồng mới thêm gần 1.700ha. Với vai trò là đơn vị nòng cốt trong phát triển cao su trên địa bàn Lai Châu, việc thành lập Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng - Lai Châu có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của mục tiêu phát triển 18.000 ha cao su trên địa bàn vào năm 2015.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những đóng góp của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam sau gần 8 năm phát triển cây cao su ở Tây bắc. Phó Thủ tướng khẳng định: cây cao su là lối thoát nghèo cho vùng Tây bắc, góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho chính quyền địa phương, các công ty trên địa bàn phải góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, ổn định đời sống cho đồng bào vùng Tây bắc nói chung và Lai Châu nói riêng thông qua việc nghiên cứu chiến lược toàn diện, dài hạn cho loại cây công nghiệp này.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý: Phát triển diện tích trồng cao su cần đặc biệt quan tâm chăm lo cho đời sống của đồng bào nghèo vùng dự án. Ngoài đại điền, về lâu dài phải phát triển những khu trồng cao su tiêu điền. Thể hiện vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước đi đến vùng khó khăn nhất, các công ty cao su và tỉnh Lai Châu cũng cần có những sự phối hợp để quan tâm đến hạ tầng, đặc biệt là vấn đề nông thôn mới tại khu vực trồng cao su./.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu Nguyễn Khắc Chử khẳng định: Sau hơn 2 năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, kinh tế xã hội Lai Châu đã có bước phát triển tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,83%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,47% mỗi năm; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, 105/108 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; 88 xã có điện lưới quốc gia; 65% số hộ được sử dụng điện. Cây công nghiệp phát triển khá, đặc biệt là chè và cao su, hiện toàn tỉnh đã trồng được trên 10.000 cây cao su, trên 3.000 ha chè.
Trong 7 năm, đến nay Lai Châu đã hoàn thành công tác tái định cư cho gần 7.000 hộ ra khỏi vùng ngập lòng hồ thủy điện Sơn La, thủy điện Huổi Quảng và Bản Chát. Hiện, Lai Châu đang triển khai công tác quy hoạch, di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu.
Đại diện các bộ, ngành Trung ương đã cho ý kiến về những kiến nghị của tỉnh Lai Châu với Chính phủ, đặc biệt là những vấn đề về sắp xếp, ổn định dân cư ở hai xã Tà Tổng, Mù Cả (huyện biên giới Mường Tè) nhằm đảm bảo an ninh trật tự khu vực giáp ranh với huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và các xã, bản khác sát biên giới; xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù để phát triển cây chè và cao su; tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Cống, Mảng, La Hủ trên địa bàn.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những kết quả mà tỉnh Lai Châu đã đạt được trong khi vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn cần giải quyết. Chia sẻ với những khó khăn của tỉnh, Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao những cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu trong thời gian qua.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý tỉnh Lai Châu cần tập trung xây dựng hệ thống chính trị, an ninh biên giới hài hòa. Ngoài thế mạnh là cây chè và cao su, Lai Châu cần tiếp tục quan tâm đến phát triển nông nghiệp; chú trọng đến thương hiệu sản phẩm, đặc biệt là cây chè, qua đó nâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa… Ngoài ra, tỉnh cần nhân rộng những giống cây khác phù hợp với địa phương như mắc ka, dong riềng… góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Phát triển nguồn nhân lực địa phương là quan trọng, đặc biệt đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo, thanh niên dân tộc thiểu số để đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ. Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Lai Châu cần thực hiện tốt Nghị quyết 01của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngan sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, trong đó đặc biệt tập trung xây dựng môi trường đầu tư tốt, thu hút các doanh nghiệp thông qua các cơ chế, chính sách. Lai Châu cũng cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chứng kiến Lễ ký kết quy chế phối hợp công tác và thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa tỉnh Lai Châu với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
Trước đó, sáng 22/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ ra mắt Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng-Lai Châu, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tại bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Với 30 tỷ đồng vốn điều lệ, năm 2013, Công ty đặt ra mục tiêu phát hoang 550ha và trồng mới 500ha cao su, phấn đấu đến năm 2017, trồng hơn 6.500ha. Những mục tiêu trên nhằm phát triển kinh tế xã hội gắn cải thiện môi trường sinh thái đồng thời tạo việc làm cho người dân vùng tái định cư địa phương.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã thành lập được 3 công ty cổ phần cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Hiện các công ty đã phát triển trồng trên 10.000 ha cao su; riêng trong năm 2013 phấn đấu trồng mới thêm gần 1.700ha. Với vai trò là đơn vị nòng cốt trong phát triển cao su trên địa bàn Lai Châu, việc thành lập Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng - Lai Châu có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của mục tiêu phát triển 18.000 ha cao su trên địa bàn vào năm 2015.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những đóng góp của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam sau gần 8 năm phát triển cây cao su ở Tây bắc. Phó Thủ tướng khẳng định: cây cao su là lối thoát nghèo cho vùng Tây bắc, góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho chính quyền địa phương, các công ty trên địa bàn phải góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, ổn định đời sống cho đồng bào vùng Tây bắc nói chung và Lai Châu nói riêng thông qua việc nghiên cứu chiến lược toàn diện, dài hạn cho loại cây công nghiệp này.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý: Phát triển diện tích trồng cao su cần đặc biệt quan tâm chăm lo cho đời sống của đồng bào nghèo vùng dự án. Ngoài đại điền, về lâu dài phải phát triển những khu trồng cao su tiêu điền. Thể hiện vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước đi đến vùng khó khăn nhất, các công ty cao su và tỉnh Lai Châu cũng cần có những sự phối hợp để quan tâm đến hạ tầng, đặc biệt là vấn đề nông thôn mới tại khu vực trồng cao su./.
Quang Duy-Minh Chí (TTXVN)