Ngày 30/3, Tiến sĩ Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện khoa học kĩ thuật hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử) cho phóng viên Vietnam+ biết các trạm quan trắc thuộc viện này đã ghi nhận đồng vị phóng xạ Cs-137 tại Hà Nội.
Như vậy, tại Hà Nội đã ghi nhận hai đồng vị phóng xạ là I-131 và Cs-137. Các phóng xạ này đều ở mức thấp hơn hàng nghìn lần so giới hạn cho phép.
Trả lời câu hỏi việc xuất hiện Cs-137 có phải là dấu hiệu của đám mây phóng xạ đã đến Việt Nam hay không, Tiến sĩ Giáp nói: “Nói mây phóng xạ thì là hơi khó, nhưng tôi khẳng định trong không khí ở Hà Nội mà chúng tôi đo được đã xuất hiện các đồng vị phóng xạ nhân tạo có nguồn gốc từ các lò phản ứng hạt nhân.”
Ông Giáp cũng nói rằng Cs-137 có trong không khí thường là do các sự cố hạt nhân gây ra.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, thì cho hay cho đến chiều hôm nay (30/3), các trạm quan trắc tại đây chưa ghi nhận phóng xạ Cs-137 trong không khí. Còn nồng độ của I-131 thì vẫn như hôm qua, chưa có thay đổi lớn.
Ông Điền cũng cho biết, với sự phát hiện ra Cs-137, có thể nói rằng mây phóng xạ đã đến Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Điền cũng cho biết: “Về nguyên tắc, khi con người hít nhiều phóng xạ ở nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nồng độ phóng xạ đo được hiện nay là rất thấp nên không đáng ngại.”
Tiến sĩ Trịnh Văn Giáp thì không khẳng định nguồn gốc hai đồng vị phóng xạ trên là từ Nhật Bản. Tuy nhiên, ông nói rằng, nguyên nhân do sự cố điện hạt nhân Fukushima 1 tại đất nước mặt trời mọc cũng là khả năng lớn nhất.
“Người dân có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của mình. Về kỹ thuật, mức phóng xạ này khó mà tăng lên đến mức cần phải cảnh báo. Hơn nữa, tại các trạm quan trắc ở Nhật Bản cũng ghi nhận nồng độ phóng xạ đang có xu hướng giảm,” ông Giáp nói./.
Như vậy, tại Hà Nội đã ghi nhận hai đồng vị phóng xạ là I-131 và Cs-137. Các phóng xạ này đều ở mức thấp hơn hàng nghìn lần so giới hạn cho phép.
Trả lời câu hỏi việc xuất hiện Cs-137 có phải là dấu hiệu của đám mây phóng xạ đã đến Việt Nam hay không, Tiến sĩ Giáp nói: “Nói mây phóng xạ thì là hơi khó, nhưng tôi khẳng định trong không khí ở Hà Nội mà chúng tôi đo được đã xuất hiện các đồng vị phóng xạ nhân tạo có nguồn gốc từ các lò phản ứng hạt nhân.”
Ông Giáp cũng nói rằng Cs-137 có trong không khí thường là do các sự cố hạt nhân gây ra.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, thì cho hay cho đến chiều hôm nay (30/3), các trạm quan trắc tại đây chưa ghi nhận phóng xạ Cs-137 trong không khí. Còn nồng độ của I-131 thì vẫn như hôm qua, chưa có thay đổi lớn.
Ông Điền cũng cho biết, với sự phát hiện ra Cs-137, có thể nói rằng mây phóng xạ đã đến Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Điền cũng cho biết: “Về nguyên tắc, khi con người hít nhiều phóng xạ ở nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nồng độ phóng xạ đo được hiện nay là rất thấp nên không đáng ngại.”
Tiến sĩ Trịnh Văn Giáp thì không khẳng định nguồn gốc hai đồng vị phóng xạ trên là từ Nhật Bản. Tuy nhiên, ông nói rằng, nguyên nhân do sự cố điện hạt nhân Fukushima 1 tại đất nước mặt trời mọc cũng là khả năng lớn nhất.
“Người dân có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của mình. Về kỹ thuật, mức phóng xạ này khó mà tăng lên đến mức cần phải cảnh báo. Hơn nữa, tại các trạm quan trắc ở Nhật Bản cũng ghi nhận nồng độ phóng xạ đang có xu hướng giảm,” ông Giáp nói./.
Trung Hiền (Vietnam+)