Ngày 28/3, Ngân hàng Nhà nước khẳng định các động thái giảm mặt bằng lãi suất thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước đã có tác động tích cực, củng cố niềm tin của các doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không thể giảm nhanh như mong đợi, mà phải có độ trễ nhất định do tăng trưởng tín dụng quá nóng trong thập kỷ qua với phần lớn lượng vốn được chuyển vào thị trường bất động sản, cả lãi suất và lạm phát cùng song hành đi lên.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù hệ thống ngân hàng có tác động rất lớn đến nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng, nhưng lãi suất cho vay rất khó giảm tương ứng với lãi suất huy động do nhiều khoản nợ cũ với lãi suất cao vẫn chưa được xử lý. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng thời của các cơ quan quản lý, nhất là Chính phủ.
[Từ 26/3, lãi suất huy động sẽ giảm xuống còn 7,5%]
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm 0,5% trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng từ 8%/năm xuống 7,5%/năm. Ngay sau đó, một số tổ chức tín dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dưới 1 năm về mức 7-7,5%, giảm lãi suất tiền gửi trung dài hạn xuống khoảng 10,5%/năm từ 11-12%/năm trước đây.
Nhìn chung, các tổ chức tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc hạ lãi suất huy động, tính toán các mức lãi suất theo hướng ưu tiên tiền gửi dài hạn, làm cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Hàng loạt chương trình cho vay quy mô lớn với lãi suất ưu đãi đã được triển khai nhằm chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Do đó, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 21/3 đã tăng 0,31% so với cuối tháng trước, riêng tín dụng VND tăng 0,69%.
Sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước và động thái của các tổ chức tín dụng về việc giảm lãi suất được coi là đang diễn ra theo tín hiệu thị trường, nổi bật là diễn biến lạm phát. Ngân hàng Nhà nước đã tính toán cụ thể quy mô và mức độ can thiệp cần thiết, tránh tác động tiêu cực đến nền kinh tế vốn đang ở trong tình trạng khó khăn, nếu hạ lãi suất dưới mức lạm phát hay đánh thuế tiền gửi thì sẽ gây tác hại về mặt tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt như đang xảy ra tại Cộng hòa Síp.
Hơn nữa, nếu có đánh thuế tiền gửi tiết kiệm thì cũng không dễ hướng được dòng tiền vào sản xuất kinh doanh, người gửi tiền sẽ tính toán chuyển một phần tiền gửi sang vàng và ngoại tệ.
Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định hạ mặt bằng lãi suất xuống mức nào là vấn đề phải được cân nhắc kỹ lưỡng, sau khi đã liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ chốt trong thời gian rất ngắn.
Về vấn đề này, việc cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất tiết kiệm dài hạn cũng nhằm đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời giúp các tổ chức tín dụng tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng tiền gửi dài hạn, qua đó sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn trung dài hạn của nền kinh tế.
Tín hiệu khả quan là thị trường tài chính đã có dấu hiệu khởi sắc, hệ thống ngân hàng vẫn ổn định, an toàn và đang có xu hướng phát triển bền vững. Với dấu hiệu tích cực này, cộng với nỗ lực của các tổ chức tín dụng trong việc phối hợp cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước hy vọng từ quý 2/2013, tín dụng sẽ tăng trở lại, góp phần tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6% trong năm nay./.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù hệ thống ngân hàng có tác động rất lớn đến nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng, nhưng lãi suất cho vay rất khó giảm tương ứng với lãi suất huy động do nhiều khoản nợ cũ với lãi suất cao vẫn chưa được xử lý. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng thời của các cơ quan quản lý, nhất là Chính phủ.
[Từ 26/3, lãi suất huy động sẽ giảm xuống còn 7,5%]
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm 0,5% trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng từ 8%/năm xuống 7,5%/năm. Ngay sau đó, một số tổ chức tín dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dưới 1 năm về mức 7-7,5%, giảm lãi suất tiền gửi trung dài hạn xuống khoảng 10,5%/năm từ 11-12%/năm trước đây.
Nhìn chung, các tổ chức tín dụng đã có nhiều nỗ lực trong việc hạ lãi suất huy động, tính toán các mức lãi suất theo hướng ưu tiên tiền gửi dài hạn, làm cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Hàng loạt chương trình cho vay quy mô lớn với lãi suất ưu đãi đã được triển khai nhằm chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Do đó, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 21/3 đã tăng 0,31% so với cuối tháng trước, riêng tín dụng VND tăng 0,69%.
Sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước và động thái của các tổ chức tín dụng về việc giảm lãi suất được coi là đang diễn ra theo tín hiệu thị trường, nổi bật là diễn biến lạm phát. Ngân hàng Nhà nước đã tính toán cụ thể quy mô và mức độ can thiệp cần thiết, tránh tác động tiêu cực đến nền kinh tế vốn đang ở trong tình trạng khó khăn, nếu hạ lãi suất dưới mức lạm phát hay đánh thuế tiền gửi thì sẽ gây tác hại về mặt tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt như đang xảy ra tại Cộng hòa Síp.
Hơn nữa, nếu có đánh thuế tiền gửi tiết kiệm thì cũng không dễ hướng được dòng tiền vào sản xuất kinh doanh, người gửi tiền sẽ tính toán chuyển một phần tiền gửi sang vàng và ngoại tệ.
Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định hạ mặt bằng lãi suất xuống mức nào là vấn đề phải được cân nhắc kỹ lưỡng, sau khi đã liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ chốt trong thời gian rất ngắn.
Về vấn đề này, việc cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất tiết kiệm dài hạn cũng nhằm đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời giúp các tổ chức tín dụng tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng tiền gửi dài hạn, qua đó sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn trung dài hạn của nền kinh tế.
Tín hiệu khả quan là thị trường tài chính đã có dấu hiệu khởi sắc, hệ thống ngân hàng vẫn ổn định, an toàn và đang có xu hướng phát triển bền vững. Với dấu hiệu tích cực này, cộng với nỗ lực của các tổ chức tín dụng trong việc phối hợp cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước hy vọng từ quý 2/2013, tín dụng sẽ tăng trở lại, góp phần tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6% trong năm nay./.
Đỗ Huyền (TTXVN)