Tổng cục Thống kê cho biết, lãi suất vay vốn quá cao đang là yếu tố gây cản trở lớn nhất trong số 11 yếu tố thuộc môi trường kinh doanh cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo số liệu xử lý nhanh kết quả Tổng Điều tra doanh nghiệp đợt 1 do Tổng cục Thống kê tiến hành, cùng với yếu tố lãi suất vay vốn cao, 5 yếu tố khác cũng gây cản trở rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ gồm: Lạm phát cao và biến động thất thường; Tiếp cận vốn khó khăn; Chi phí vận tải cao; Điện cung cấp không ổn định và Chính sách điều hành kinh tế không ổn định.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỏi thì có gần 54% doanh nghiệp biết Nhà nước có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khi trên 46% doanh nghiệp không biết.
Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp biết chính sách này thì chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn. Như vậy, nếu xét trên tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn chỉ đạt 10% còn lại 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vay vốn ưu đãi.
Về nguồn vốn vay, hiện có khoảng 42% doanh nghiệp không vay vốn để sản xuất kinh doanh trong khi có gần 58% số doanh nghiệp đang vay vốn để sản xuất kinh doanh; trong đó trên 58% vay từ ngân hàng thương mại nhà nước, gần 39% vay từ bạn bè, người thân, gần 30% vay từ ngân hàng thương mại ngoài nhà nước, 5,5% vay từ ngân hàng FDI và 4,6% vay từ nguồn khác.
Về lý do không vay vốn để sản xuất kinh doanh, có trên 46% doanh nghiệp cho rằng không có nhu cầu vay, gần 40% doanh nghiệp cho rằng vì lãi suất quá cao, 28,5% doanh nghiệp cho rằng thủ tục vay phức tạp, mất nhiều thời gian và gần 19% doanh nghiệp cho rằng không có đủ tài sản để thế chấp.
Tại các điều tra, trên 43% doanh nghiệp được hỏi khẳng định khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp hiện nay mới đạt từ 25%-50%; gần 29% doanh nghiệp cho rằng chỉ đạt dưới 25%; trên 18% doanh nghiệp cho rằng đạt từ 50%-70% và chỉ có gần 10% doanh nghiệp cho rằng đạt trên 75% nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
Tại thời điểm điều tra (từ ngày 1/4 đến 16/5/2012), có gần 71% doanh nghiệp cho biết đang phải vay vốn với lãi suất trên 17%/năm, trong đó số doanh nghiệp vay vốn với lãi suất trên 17-18%/năm chiếm 18,4%; trên 18-19%/năm chiếm 19%; trên 19-20%/năm chiếm 17,6% và trên 20% là 15,9%. Các doanh nghiệp cũng cho biết mong muốn được vay vốn ở mức từ 10-15%/năm.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp dần từng bước thoát khỏi khó khăn hiện nay, các giải pháp ưu tiên mà Chính phủ cần sớm triển khai trong thời gian tới theo thứ tự là: Ổn định lãi suất vay vốn hợp lý, hỗ trợ lãi suất vay vốn; ổn định kinh tế vĩ mô; ổn định giá điện; cải thiện cơ sở hạ tầng; tập trung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ phát triển và đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh; cải thiện môi trường pháp lý và hiệu quả giải quyết tranh chấp./.
Theo số liệu xử lý nhanh kết quả Tổng Điều tra doanh nghiệp đợt 1 do Tổng cục Thống kê tiến hành, cùng với yếu tố lãi suất vay vốn cao, 5 yếu tố khác cũng gây cản trở rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ gồm: Lạm phát cao và biến động thất thường; Tiếp cận vốn khó khăn; Chi phí vận tải cao; Điện cung cấp không ổn định và Chính sách điều hành kinh tế không ổn định.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỏi thì có gần 54% doanh nghiệp biết Nhà nước có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khi trên 46% doanh nghiệp không biết.
Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp biết chính sách này thì chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn. Như vậy, nếu xét trên tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn chỉ đạt 10% còn lại 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vay vốn ưu đãi.
Về nguồn vốn vay, hiện có khoảng 42% doanh nghiệp không vay vốn để sản xuất kinh doanh trong khi có gần 58% số doanh nghiệp đang vay vốn để sản xuất kinh doanh; trong đó trên 58% vay từ ngân hàng thương mại nhà nước, gần 39% vay từ bạn bè, người thân, gần 30% vay từ ngân hàng thương mại ngoài nhà nước, 5,5% vay từ ngân hàng FDI và 4,6% vay từ nguồn khác.
Về lý do không vay vốn để sản xuất kinh doanh, có trên 46% doanh nghiệp cho rằng không có nhu cầu vay, gần 40% doanh nghiệp cho rằng vì lãi suất quá cao, 28,5% doanh nghiệp cho rằng thủ tục vay phức tạp, mất nhiều thời gian và gần 19% doanh nghiệp cho rằng không có đủ tài sản để thế chấp.
Tại các điều tra, trên 43% doanh nghiệp được hỏi khẳng định khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp hiện nay mới đạt từ 25%-50%; gần 29% doanh nghiệp cho rằng chỉ đạt dưới 25%; trên 18% doanh nghiệp cho rằng đạt từ 50%-70% và chỉ có gần 10% doanh nghiệp cho rằng đạt trên 75% nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
Tại thời điểm điều tra (từ ngày 1/4 đến 16/5/2012), có gần 71% doanh nghiệp cho biết đang phải vay vốn với lãi suất trên 17%/năm, trong đó số doanh nghiệp vay vốn với lãi suất trên 17-18%/năm chiếm 18,4%; trên 18-19%/năm chiếm 19%; trên 19-20%/năm chiếm 17,6% và trên 20% là 15,9%. Các doanh nghiệp cũng cho biết mong muốn được vay vốn ở mức từ 10-15%/năm.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp dần từng bước thoát khỏi khó khăn hiện nay, các giải pháp ưu tiên mà Chính phủ cần sớm triển khai trong thời gian tới theo thứ tự là: Ổn định lãi suất vay vốn hợp lý, hỗ trợ lãi suất vay vốn; ổn định kinh tế vĩ mô; ổn định giá điện; cải thiện cơ sở hạ tầng; tập trung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ phát triển và đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh; cải thiện môi trường pháp lý và hiệu quả giải quyết tranh chấp./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)