Với áp lực tăng giá lớn nhất đến từ nhóm lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 12 so với tháng 11 đã đạt mức tăng kỷ lục 1,98% - là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay; chính thức đưa CPI năm 2010 từ mức một con số lên hai con số là 11,75%.
Đây là thông tin chính thức vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 24/12. Với mức tăng này, CPI bình quân cả năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân cả năm 2009.
CPI tháng 12 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,07-3,31%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Dẫn đầu về mức tăng giá tiếp tục là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đặc biệt, lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,86%. Tiếp theo là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 2,53%.
Các nhóm hàng hóa có mức tăng trên 1% gồm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%; đồ uống, thuốc lá tăng 1,3%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,06%. Các nhóm còn lại có mức tăng dưới 1% gồm thiết bị và đồ dùng gia đình; văn hóa giải trí và du lịch; giao thông; thuốc và dịch vụ y tế. Giáo dục là nhóm tăng thấp nhất.
Theo Vụ trưởng Vụ giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, CPI tháng 12 và cả năm 2010 tăng ngoài dự kiến là do tác động tương hỗ phức tạp, cùng lúc của nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như do dịch bệnh trên gia súc và gia cầm trên cả nước chưa được khống chế, tốc độ tái đàn sau dịch bệnh còn chậm, thiên tai nặng nề, mặt bằng giá lương thực thế giới tăng cao, quy luật tiêu dùng nóng cuối năm… giá lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình (nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu dùng) đã tăng vọt kéo CPI cả nước tăng cao.
Bên cạnh đó, giá một loạt các mặt hàng thiết yếu khác như khí hóa lỏng LPG (gas), sắt thép, vật liệu xây dựng khác cũng tăng "chóng mặt" bất chấp những nỗ lực bình ổn thị trường của một số Tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Về phía Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, một trong các nguyên nhân khiến CPI năm 2010 tăng cao là do việc sử dụng nguồn vốn đầu tư không hiệu quả kéo theo chính sách tiền tệ phải đáp ứng.
Thứ hai là giá nguyên vật liệu cơ bản phục vụ tăng trưởng kinh tế như xăng dầu, phôi thép, ximăng, phân hóa học…nhập khẩu tăng gần 30% tác động vào giá thị trường trong nước. Thứ ba là sức mua nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội tăng cao, tỷ giá hối đoái và giá vàng trong năm tăng mạnh…
Ngoài ra, do hệ thống phân phối hàng hóa chưa tốt, chưa hợp lý cũng là nguyên nhân khiến cả người tiêu dùng và nhà sản xuất đều không được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước về giá; trong khi nhóm trung gian lại có cơ hội trục lợi, găm hàng, tạo cơn sốt giá giả tạo.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với dự báo nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Tân Mão 2010 sẽ tăng trên 20% với tháng bình thường và khả năng thanh toán của người dân tăng lên, chắc chắn mặt bằng giá cả nhiều loại hàng hóa thiết yếu sẽ tiếp tục chịu sức ép tiếp tục tăng giá. Trong khi đó, những tháng giáp Tết nguyên đán, lượng tiền đưa ra lưu thông nhiều hơn do hàng loạt các công trình hoàn thành giải ngân…cũng sẽ gây áp lực đến mặt bằng giá trong dịp Tết.
Để bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, từ sản xuất cân đối cung cầu đến chính sách về tài khóa tiền tệ, chính sách về kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính từ nhiều tháng nay vẫn tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm bình ổn thị trường như cho các doanh nghiệp lớn vay vốn ưu đãi để dự trữ hàng hóa thiết yếu, kiểm tra kiểm soát việc tăng giá bất hợp lý, hoãn thu phí giết mổ thịt gia súc, gia cầm; sử dụng linh hoạt công cụ phí thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu trong dịp Tết.
Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện đúng các cam kết khi nhận vốn để bình ổn giá, bảo đảm giá bán thấp hơn giá thị trường từ 5-10%, bán hàng theo đúng quy định, bảo đảm giữ được vốn khi thực hiện bình ổn giá và mở rộng điểm bán hàng bình ổn giá đến tận tay người tiêu dùng để họ được thụ hưởng chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
Về phía Tổng cục Thống kê, ông Thắng lưu ý, năm 2011, theo lộ trình, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như điện, than, gas…sẽ được điều chỉnh theo thị trường, lương cũng sẽ tăng…Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ bài học điều chỉnh giá trong 2 năm vừa qua, các cơ quan quản lý cần tính toán thời điểm và mức độ tăng phù hợp với diễn biến thực tế để hạn chế các tác động tâm lý bất lợi đến từ cú sốc tăng giá cùng lúc nhiều mặt hàng.
Cũng trong tháng 12, chỉ số giá vàng trên thị trường tự do đã tăng 5,43% so với tháng 11, đưa giá vàng cả năm tăng 30% so với tháng 12/2009 và tăng 36,72% so với bình quân 12 tháng của năm 2009. Những con số này cũng cho thấy năm 2010 là một năm đặc biệt bởi giá vàng biến động mạnh nhất trong 15 năm qua.
Giá USD cũng biến động rất mạnh do các chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể, giá USD tháng 12 tăng 2,86% so với tháng 11, đưa giá USD cả năm tại thị trường tăng 9,68% và tăng 7,63% so với bình quân 12 tháng năm 2009./.
Đây là thông tin chính thức vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 24/12. Với mức tăng này, CPI bình quân cả năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân cả năm 2009.
CPI tháng 12 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,07-3,31%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
Dẫn đầu về mức tăng giá tiếp tục là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đặc biệt, lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,86%. Tiếp theo là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 2,53%.
Các nhóm hàng hóa có mức tăng trên 1% gồm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%; đồ uống, thuốc lá tăng 1,3%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,06%. Các nhóm còn lại có mức tăng dưới 1% gồm thiết bị và đồ dùng gia đình; văn hóa giải trí và du lịch; giao thông; thuốc và dịch vụ y tế. Giáo dục là nhóm tăng thấp nhất.
Theo Vụ trưởng Vụ giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, CPI tháng 12 và cả năm 2010 tăng ngoài dự kiến là do tác động tương hỗ phức tạp, cùng lúc của nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như do dịch bệnh trên gia súc và gia cầm trên cả nước chưa được khống chế, tốc độ tái đàn sau dịch bệnh còn chậm, thiên tai nặng nề, mặt bằng giá lương thực thế giới tăng cao, quy luật tiêu dùng nóng cuối năm… giá lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình (nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu dùng) đã tăng vọt kéo CPI cả nước tăng cao.
Bên cạnh đó, giá một loạt các mặt hàng thiết yếu khác như khí hóa lỏng LPG (gas), sắt thép, vật liệu xây dựng khác cũng tăng "chóng mặt" bất chấp những nỗ lực bình ổn thị trường của một số Tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Về phía Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng, một trong các nguyên nhân khiến CPI năm 2010 tăng cao là do việc sử dụng nguồn vốn đầu tư không hiệu quả kéo theo chính sách tiền tệ phải đáp ứng.
Thứ hai là giá nguyên vật liệu cơ bản phục vụ tăng trưởng kinh tế như xăng dầu, phôi thép, ximăng, phân hóa học…nhập khẩu tăng gần 30% tác động vào giá thị trường trong nước. Thứ ba là sức mua nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội tăng cao, tỷ giá hối đoái và giá vàng trong năm tăng mạnh…
Ngoài ra, do hệ thống phân phối hàng hóa chưa tốt, chưa hợp lý cũng là nguyên nhân khiến cả người tiêu dùng và nhà sản xuất đều không được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước về giá; trong khi nhóm trung gian lại có cơ hội trục lợi, găm hàng, tạo cơn sốt giá giả tạo.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với dự báo nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Tân Mão 2010 sẽ tăng trên 20% với tháng bình thường và khả năng thanh toán của người dân tăng lên, chắc chắn mặt bằng giá cả nhiều loại hàng hóa thiết yếu sẽ tiếp tục chịu sức ép tiếp tục tăng giá. Trong khi đó, những tháng giáp Tết nguyên đán, lượng tiền đưa ra lưu thông nhiều hơn do hàng loạt các công trình hoàn thành giải ngân…cũng sẽ gây áp lực đến mặt bằng giá trong dịp Tết.
Để bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, từ sản xuất cân đối cung cầu đến chính sách về tài khóa tiền tệ, chính sách về kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính từ nhiều tháng nay vẫn tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm bình ổn thị trường như cho các doanh nghiệp lớn vay vốn ưu đãi để dự trữ hàng hóa thiết yếu, kiểm tra kiểm soát việc tăng giá bất hợp lý, hoãn thu phí giết mổ thịt gia súc, gia cầm; sử dụng linh hoạt công cụ phí thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu trong dịp Tết.
Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện đúng các cam kết khi nhận vốn để bình ổn giá, bảo đảm giá bán thấp hơn giá thị trường từ 5-10%, bán hàng theo đúng quy định, bảo đảm giữ được vốn khi thực hiện bình ổn giá và mở rộng điểm bán hàng bình ổn giá đến tận tay người tiêu dùng để họ được thụ hưởng chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
Về phía Tổng cục Thống kê, ông Thắng lưu ý, năm 2011, theo lộ trình, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như điện, than, gas…sẽ được điều chỉnh theo thị trường, lương cũng sẽ tăng…Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ bài học điều chỉnh giá trong 2 năm vừa qua, các cơ quan quản lý cần tính toán thời điểm và mức độ tăng phù hợp với diễn biến thực tế để hạn chế các tác động tâm lý bất lợi đến từ cú sốc tăng giá cùng lúc nhiều mặt hàng.
Cũng trong tháng 12, chỉ số giá vàng trên thị trường tự do đã tăng 5,43% so với tháng 11, đưa giá vàng cả năm tăng 30% so với tháng 12/2009 và tăng 36,72% so với bình quân 12 tháng của năm 2009. Những con số này cũng cho thấy năm 2010 là một năm đặc biệt bởi giá vàng biến động mạnh nhất trong 15 năm qua.
Giá USD cũng biến động rất mạnh do các chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể, giá USD tháng 12 tăng 2,86% so với tháng 11, đưa giá USD cả năm tại thị trường tăng 9,68% và tăng 7,63% so với bình quân 12 tháng năm 2009./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)