Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết lạm phát tại các nền kinh tế thuộc tổ chức này đã tăng từ 1,7% trong tháng 9 lên 1,9% trong tháng 10, chủ yếu do giá năng lượng và thực phẩm gia tăng.
Theo OECD, giá năng lượng đã tăng 6,6% trong tháng 10, so với mức tăng 5,2% của tháng 9, trong khi giá thực phẩm tăng 2,6% so với mức tăng 2,3%.
Nếu không tính giá năng lượng và thực phẩm, lạm phát chỉ tăng 1,1% trong tháng 10, thấp hơn chút ít so với mức tăng 1,2% của tháng 9.
Cụ thể là lạm phát tại Mỹ đã tăng từ 1,1% trong tháng 9 lên 1,2% vào tháng 10. Lạm phát của Nhật tăng 0,2% so với mức âm 0,6% trong tháng 9 và đánh dấu lần tăng đầu tiên trong vòng 12 tháng qua. Còn tại Canada, lạm phát tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 10/2008 với mức tăng 2,4%.
Trong 16 nước Eurozone, lạm phát tháng 10 năm nay đã tăng 1,9% so với tháng 10 năm ngoái và tăng nhẹ so với mức tăng 1,8% của tháng 9. Số liệu đó cũng trùng với tỷ lệ lạm phát tháng 11 của Eurozone vừa được Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 30/11.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã xuất hiện mối quan ngại kinh tế tăng trưởng chậm lại và thiếu lòng tin có thể dẫn tới xu hướng giá cả rơi vào vòng luẩn quẩn của sự sụt giảm nhu cầu, việc làm và giá cả, dẫn tới giảm phát. Đây là nhân tố có thể gây nguy hại tới nền kinh tế./.
Theo OECD, giá năng lượng đã tăng 6,6% trong tháng 10, so với mức tăng 5,2% của tháng 9, trong khi giá thực phẩm tăng 2,6% so với mức tăng 2,3%.
Nếu không tính giá năng lượng và thực phẩm, lạm phát chỉ tăng 1,1% trong tháng 10, thấp hơn chút ít so với mức tăng 1,2% của tháng 9.
Cụ thể là lạm phát tại Mỹ đã tăng từ 1,1% trong tháng 9 lên 1,2% vào tháng 10. Lạm phát của Nhật tăng 0,2% so với mức âm 0,6% trong tháng 9 và đánh dấu lần tăng đầu tiên trong vòng 12 tháng qua. Còn tại Canada, lạm phát tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 10/2008 với mức tăng 2,4%.
Trong 16 nước Eurozone, lạm phát tháng 10 năm nay đã tăng 1,9% so với tháng 10 năm ngoái và tăng nhẹ so với mức tăng 1,8% của tháng 9. Số liệu đó cũng trùng với tỷ lệ lạm phát tháng 11 của Eurozone vừa được Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 30/11.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã xuất hiện mối quan ngại kinh tế tăng trưởng chậm lại và thiếu lòng tin có thể dẫn tới xu hướng giá cả rơi vào vòng luẩn quẩn của sự sụt giảm nhu cầu, việc làm và giá cả, dẫn tới giảm phát. Đây là nhân tố có thể gây nguy hại tới nền kinh tế./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)