Làng Hậu Trạch, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì (Hà Nội) là một miền quê từ lâu đã nổi tiếng là một trong những chiếu chèo tiêu biểu của xứ Đoài.
Không nhớ rõ nghệ thuật chèo bén duyên đất Hậu Trạch tự bao giờ song như lời của những thành viên Câu lạc bộ chèo Hậu Trạch thì từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi họ còn là những cô bé, cậu bé lên 5, lên 6 đã dược nghe tiếng trống chèo náo nức, giọng hát chèo thiết tha ở ngay đình làng vào những đêm trăng sáng hay những dịp lễ, tết, hội hè.
Làng Hậu Trạch không lớn, chỉ có gần 2.000 người dân song hầu như gia đình nào cũng có người biết hát ít nhất là một vài làn điệu chèo truyền thống. Người Hậu Trạch đi đến đâu cũng tự hào bởi món đặc sản văn hóa tinh thần nổi tiếng khắp vùng đất xứ Đoài.
Với hơn 20 thành viên đang tham gia sinh hoạt thường xuyên, Câu lạc bộ chèo Hậu Trạch đã dàn dựng được nhiều trích đoạn chèo cổ như "Xúy Vân giả dại," "Thị Kính lên chùa" theo các làn điệu chúc cẩm hồi văn, đào liễu, đường trường bắn thước…
Ngoài ra, các thành viên của câu lạc bộ còn tự viết kịch bản, dàn dựng một số vở chèo ngắn phản ánh đời sống sản xuất và lao động hôm nay với các chủ đề xây dựng nông thôn mới, tích cực dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội...
Bằng tiếng đàn, tiếng trống và nhịp phách rộn ràng cùng làn điệu chèo thiết tha, đằm thắm và điệu múa chèo uyển chuyển, tình tứ, nhiều năm liền chiếu chèo Hậu Trạch tham gia các Hội thi nghệ thuật sân khấu không chuyên của tỉnh Hà Tây cũ và Hà Nội hiện nay.
Lần nào cũng vậy, “ra đi là mang chiến thắng trở về” như lời nói vui của một thành viên trong câu lạc bộ. Hàng chục tấm huy chương, bằng khen, giấy khen các loại mà câu lạc bộ đạt được đã minh chứng cho điều đó.
Không chỉ thu hút sự tham gia của lớp người lớn tuổi, chiếu chèo Hậu Trạch còn là nơi tụ hội của nhiều em thiếu nhi say mê và tâm huyết với nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Vẫn là những làn điệu chèo truyền thống, những tích chèo cổ quen thuộc nhưng dưới sự biểu diễn mê say và cả tinh thần thưởng thức vô cùng nhiệt tình của những khán giả làng, nghệ thuật chèo dường như càng có thêm sự ngọt ngào, quyến rũ và có sức sống lâu bền hơn rất nhiều.
Không chỉ tập luyện và biểu diễn, Câu lạc bộ chèo Hậu Trạch còn thường xuyên mở lớp dạy hát chèo cho thanh, thiếu niên trong làng, trong xã.
Bà Hoàng Thị Ân, năm nay đã hơn 60 tuổi, một giọng ca chèo có hạng của câu lạc bộ cho biết lãnh đạo xã Vạn Thắng và huyện Ba Vì rất quan tâm, luôn tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để câu lạc bộ luyện tập, biểu diễn thường xuyên và mở những lớp dạy hát chèo cho thanh thiếu niên ở địa phương./.
Không nhớ rõ nghệ thuật chèo bén duyên đất Hậu Trạch tự bao giờ song như lời của những thành viên Câu lạc bộ chèo Hậu Trạch thì từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi họ còn là những cô bé, cậu bé lên 5, lên 6 đã dược nghe tiếng trống chèo náo nức, giọng hát chèo thiết tha ở ngay đình làng vào những đêm trăng sáng hay những dịp lễ, tết, hội hè.
Làng Hậu Trạch không lớn, chỉ có gần 2.000 người dân song hầu như gia đình nào cũng có người biết hát ít nhất là một vài làn điệu chèo truyền thống. Người Hậu Trạch đi đến đâu cũng tự hào bởi món đặc sản văn hóa tinh thần nổi tiếng khắp vùng đất xứ Đoài.
Với hơn 20 thành viên đang tham gia sinh hoạt thường xuyên, Câu lạc bộ chèo Hậu Trạch đã dàn dựng được nhiều trích đoạn chèo cổ như "Xúy Vân giả dại," "Thị Kính lên chùa" theo các làn điệu chúc cẩm hồi văn, đào liễu, đường trường bắn thước…
Ngoài ra, các thành viên của câu lạc bộ còn tự viết kịch bản, dàn dựng một số vở chèo ngắn phản ánh đời sống sản xuất và lao động hôm nay với các chủ đề xây dựng nông thôn mới, tích cực dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội...
Bằng tiếng đàn, tiếng trống và nhịp phách rộn ràng cùng làn điệu chèo thiết tha, đằm thắm và điệu múa chèo uyển chuyển, tình tứ, nhiều năm liền chiếu chèo Hậu Trạch tham gia các Hội thi nghệ thuật sân khấu không chuyên của tỉnh Hà Tây cũ và Hà Nội hiện nay.
Lần nào cũng vậy, “ra đi là mang chiến thắng trở về” như lời nói vui của một thành viên trong câu lạc bộ. Hàng chục tấm huy chương, bằng khen, giấy khen các loại mà câu lạc bộ đạt được đã minh chứng cho điều đó.
Không chỉ thu hút sự tham gia của lớp người lớn tuổi, chiếu chèo Hậu Trạch còn là nơi tụ hội của nhiều em thiếu nhi say mê và tâm huyết với nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Vẫn là những làn điệu chèo truyền thống, những tích chèo cổ quen thuộc nhưng dưới sự biểu diễn mê say và cả tinh thần thưởng thức vô cùng nhiệt tình của những khán giả làng, nghệ thuật chèo dường như càng có thêm sự ngọt ngào, quyến rũ và có sức sống lâu bền hơn rất nhiều.
Không chỉ tập luyện và biểu diễn, Câu lạc bộ chèo Hậu Trạch còn thường xuyên mở lớp dạy hát chèo cho thanh, thiếu niên trong làng, trong xã.
Bà Hoàng Thị Ân, năm nay đã hơn 60 tuổi, một giọng ca chèo có hạng của câu lạc bộ cho biết lãnh đạo xã Vạn Thắng và huyện Ba Vì rất quan tâm, luôn tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để câu lạc bộ luyện tập, biểu diễn thường xuyên và mở những lớp dạy hát chèo cho thanh thiếu niên ở địa phương./.
Thanh Trà (Vietnam+)