Làng hoa Phù Vân, thành phố Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam lâu nay được biết đến là một trong những vùng trồng hoa lớn nhất của tỉnh Hà Nam.
Từ việc trồng và kinh doanh những loại hoa truyền thống phục vụ đại đa số người dân chơi hoa Tết như hồng, cúc, thược dược, lưu ly... đã mang lại cho vùng quê yên bình nằm cạnh con sông Đáy hiền hòa nhiều thay đổi rõ rệt. Những năm trước đây, dịp giáp Tết là những ngày vui nhộn nhất của Phù Vân, nhưng năm nay không khí thu hoạch và buôn bán kém rầm rộ hơn. Bên cạnh đó giá hoa bán ra thị trường không được như người trồng hoa mong đợi.
Tại xã Phù Vân, nghề trồng hoa đã xuất hiện cách đây vài chục năm, nhưng tập trung nhất vẫn là khu vực xóm 5, nơi có đến gần 100% số hộ của xóm trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh. Người dân xóm 5 tận dụng tối đa những khoảnh đất trống để trồng hoa, đi đến đâu cũng thấy hoa nở rực rỡ đủ sắc mầu.
Cũng như những năm trước, gia đình ông Nguyễn Bá Tăng ở xóm 5 Phù Vân trồng và kinh doanh những loại hoa chủ lực như: hoa ly, phong lan nhập khẩu, đỗ quyên. Hiện tại là thời gian tất bật nhất chuẩn bị các loại sản phẩm phục vụ Tết, gia đình ông Tăng huy động tối đa nhân lực và thuê thêm lao động địa phương ghép các cây hoa riêng lẻ vào chậu hoa để cung ứng ra thị trường.
Ông Tăng cho biết lượng hoa năm nay gia đình kinh doanh chỉ bằng một phần nhỏ so với năm ngoái. Ngoài số lượng 3.000 gốc ly được nhập giống từ Hà Lan, Trung Quốc đã được gia đình trồng và chăm bón vài tháng nay, đã đến ngày ghép chậu, gia đình ông Tăng còn nhập khẩu thêm các loại hoa đỗ quyên, hoa phong lan để phục vụ Tết Quý Tỵ.
Theo dự báo của ông Tăng, thị trường có sức mua giảm, nhưng một bộ phận người tiêu dùng vẫn hướng vào các loại hoa chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, bắt mắt như những loại hoa kể trên, nên gia đình ông xác định đây là loại hoa chủ đạo. Bản thân ông Tăng là Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thành phố Phủ Lý, nên ông cũng đã dành nhiều thời gian thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường hoa, nhất là thị trường Tết để cung ứng những sản phẩm có sức mua lớn.
Theo đánh giá của ông Tăng, diện tích trồng hoa của Phù Vân tăng so với năm trước, nhưng chủ yếu vẫn trồng các loại hoa truyền thống, phổ biến như hồng, cúc các loại, ít có gia đình nào đầu tư vào các loại hoa cao cấp như ly, phong lan, đỗ quyên, nên sức mua và giá thành đối với hai loại sản phẩm này có sự khác biệt. Hoa truyền thống sẽ có giá thành thấp hơn những năm trước. Đối với các loại hoa phong lan, ly, đỗ quyên sẽ có giá từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng/chậu.
Trái ngược với không khí sản xuất, xuất hàng sôi động như gia đình ông Tăng và các hộ trồng hoa chất lượng cao, những hộ trồng hoa truyền thống tại Phù Vân lại mong muốn bán được hoa với giá hợp lý để thu hồi vốn. Tại ruộng hoa của gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết ở xóm 5, xã Phù Vân, chị Tuyết cùng hai lao động khác của gia đình vẫn cần mẫn chăm sóc cho hai sào cúc pha lê (cúc vàng) và cúc trắng với hy vọng bán được hàng.
Chị Tuyết cho biết gia đình đầu tư trồng hơn 3,5 vạn gốc cúc, với giá bán như vụ hoa Tết năm trước khoảng 1.800 đồng/gốc, sẽ thành công, nhưng năm nay giá hoa xuất tại ruộng chỉ được khoảng 500 đồng/gốc, mà ít có người mua. Chị Tuyết cho rằng vụ hoa năm nay của gia đình coi như thất bại, chỉ mong được hòa vốn là tốt lắm rồi.
Ngay cạnh ruộng hoa cúc của gia đình chị Tuyết là hơn ba sào hoa hồng của gia đình anh Nguyễn Bá Quyết với trên 6.000 gốc. Anh Quyết cho biết trồng hoa hồng thì mỗi năm chỉ phải trồng một lần rồi thu hoạch cả năm. Năm trước, do thời tiết thuận lợi, người trồng hoa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng nguyên tắc nên cây hoa hồng cho hoa đẹp, cánh cứng, nhiều lộc và thu hoạch được từ 15 đến 20 bông hoa/gốc/năm, vào dịp Tết hoa được bán tại ruộng với mức giá từ 2.000 đến 5.000 đồng/bông, thậm chí có những bông bán được 10.000 đồng.
Tuy nhiên, vụ hoa Tết năm nay gia đình anh Quyết mới bán được khoảng vài trăm bông hoa hồng với mức giá trên dưới 2.000 đồng/bông. Giải thích về việc này, anh Quyết cho biết, hoa năm nay có mẫu mã không đẹp, nên người buôn hoa chỉ đến xem chứ ít có người mua.
Bên cạnh đó, do thời tiết không thuận, loại nhện trắng và sâu bệnh khác lại kháng thuốc bảo vệ thực vật, nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và chất lượng hoa. Cũng giống như gia đình chị Tuyết, anh Quyết chỉ mong thu hồi được vốn để phục vụ những vụ sản xuất sau.
Có thể thấy, trong không khí sản xuất tại Phù Vân, có những hộ thu lời lớn từ vụ hoa Tết, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều hộ trồng hoa canh cánh trong lòng nỗi lo không bán được hàng./.
Từ việc trồng và kinh doanh những loại hoa truyền thống phục vụ đại đa số người dân chơi hoa Tết như hồng, cúc, thược dược, lưu ly... đã mang lại cho vùng quê yên bình nằm cạnh con sông Đáy hiền hòa nhiều thay đổi rõ rệt. Những năm trước đây, dịp giáp Tết là những ngày vui nhộn nhất của Phù Vân, nhưng năm nay không khí thu hoạch và buôn bán kém rầm rộ hơn. Bên cạnh đó giá hoa bán ra thị trường không được như người trồng hoa mong đợi.
Tại xã Phù Vân, nghề trồng hoa đã xuất hiện cách đây vài chục năm, nhưng tập trung nhất vẫn là khu vực xóm 5, nơi có đến gần 100% số hộ của xóm trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh. Người dân xóm 5 tận dụng tối đa những khoảnh đất trống để trồng hoa, đi đến đâu cũng thấy hoa nở rực rỡ đủ sắc mầu.
Cũng như những năm trước, gia đình ông Nguyễn Bá Tăng ở xóm 5 Phù Vân trồng và kinh doanh những loại hoa chủ lực như: hoa ly, phong lan nhập khẩu, đỗ quyên. Hiện tại là thời gian tất bật nhất chuẩn bị các loại sản phẩm phục vụ Tết, gia đình ông Tăng huy động tối đa nhân lực và thuê thêm lao động địa phương ghép các cây hoa riêng lẻ vào chậu hoa để cung ứng ra thị trường.
Ông Tăng cho biết lượng hoa năm nay gia đình kinh doanh chỉ bằng một phần nhỏ so với năm ngoái. Ngoài số lượng 3.000 gốc ly được nhập giống từ Hà Lan, Trung Quốc đã được gia đình trồng và chăm bón vài tháng nay, đã đến ngày ghép chậu, gia đình ông Tăng còn nhập khẩu thêm các loại hoa đỗ quyên, hoa phong lan để phục vụ Tết Quý Tỵ.
Theo dự báo của ông Tăng, thị trường có sức mua giảm, nhưng một bộ phận người tiêu dùng vẫn hướng vào các loại hoa chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, bắt mắt như những loại hoa kể trên, nên gia đình ông xác định đây là loại hoa chủ đạo. Bản thân ông Tăng là Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thành phố Phủ Lý, nên ông cũng đã dành nhiều thời gian thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường hoa, nhất là thị trường Tết để cung ứng những sản phẩm có sức mua lớn.
Theo đánh giá của ông Tăng, diện tích trồng hoa của Phù Vân tăng so với năm trước, nhưng chủ yếu vẫn trồng các loại hoa truyền thống, phổ biến như hồng, cúc các loại, ít có gia đình nào đầu tư vào các loại hoa cao cấp như ly, phong lan, đỗ quyên, nên sức mua và giá thành đối với hai loại sản phẩm này có sự khác biệt. Hoa truyền thống sẽ có giá thành thấp hơn những năm trước. Đối với các loại hoa phong lan, ly, đỗ quyên sẽ có giá từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng/chậu.
Trái ngược với không khí sản xuất, xuất hàng sôi động như gia đình ông Tăng và các hộ trồng hoa chất lượng cao, những hộ trồng hoa truyền thống tại Phù Vân lại mong muốn bán được hoa với giá hợp lý để thu hồi vốn. Tại ruộng hoa của gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết ở xóm 5, xã Phù Vân, chị Tuyết cùng hai lao động khác của gia đình vẫn cần mẫn chăm sóc cho hai sào cúc pha lê (cúc vàng) và cúc trắng với hy vọng bán được hàng.
Chị Tuyết cho biết gia đình đầu tư trồng hơn 3,5 vạn gốc cúc, với giá bán như vụ hoa Tết năm trước khoảng 1.800 đồng/gốc, sẽ thành công, nhưng năm nay giá hoa xuất tại ruộng chỉ được khoảng 500 đồng/gốc, mà ít có người mua. Chị Tuyết cho rằng vụ hoa năm nay của gia đình coi như thất bại, chỉ mong được hòa vốn là tốt lắm rồi.
Ngay cạnh ruộng hoa cúc của gia đình chị Tuyết là hơn ba sào hoa hồng của gia đình anh Nguyễn Bá Quyết với trên 6.000 gốc. Anh Quyết cho biết trồng hoa hồng thì mỗi năm chỉ phải trồng một lần rồi thu hoạch cả năm. Năm trước, do thời tiết thuận lợi, người trồng hoa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng nguyên tắc nên cây hoa hồng cho hoa đẹp, cánh cứng, nhiều lộc và thu hoạch được từ 15 đến 20 bông hoa/gốc/năm, vào dịp Tết hoa được bán tại ruộng với mức giá từ 2.000 đến 5.000 đồng/bông, thậm chí có những bông bán được 10.000 đồng.
Tuy nhiên, vụ hoa Tết năm nay gia đình anh Quyết mới bán được khoảng vài trăm bông hoa hồng với mức giá trên dưới 2.000 đồng/bông. Giải thích về việc này, anh Quyết cho biết, hoa năm nay có mẫu mã không đẹp, nên người buôn hoa chỉ đến xem chứ ít có người mua.
Bên cạnh đó, do thời tiết không thuận, loại nhện trắng và sâu bệnh khác lại kháng thuốc bảo vệ thực vật, nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và chất lượng hoa. Cũng giống như gia đình chị Tuyết, anh Quyết chỉ mong thu hồi được vốn để phục vụ những vụ sản xuất sau.
Có thể thấy, trong không khí sản xuất tại Phù Vân, có những hộ thu lời lớn từ vụ hoa Tết, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều hộ trồng hoa canh cánh trong lòng nỗi lo không bán được hàng./.
Đức Phương (TTXVN)