Làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm tất bật trước ngày ông Công ông Táo

Vào cận những ngày Tết ông Công ông Táo, các hộ dân ở làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) lại tất bật thu hoạch cá, phục vụ nhu cầu của người dân trong ngày 23 tháng Chạp.
Vào những ngày cận Tết, người dân làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm (Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) lại tất bật thu hoạch cá. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Làng Thủy Tầm (Phú Thọ) được xem là làng nuôi cá chép đỏ truyền thống, lâu đời và lớn nhất miền Bắc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Càng đến gần ngày 23 tháng Chạp, hàng trăm hộ dân ở làng Thủy Trầm lại tất bật xuống rút nước ở ao để thu hoạch cá. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Anh Nguyễn Huy Luận, chủ một hộ nuôi cá chép đỏ tại đây cho biết, việc nuôi cá năm nay rất thuận lợi, thời tiết ủng hộ nhưng dễ bị mất giá do loài này dễ nuôi, nguồn cung ứng ra thị trường nhiều. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Giá cá mua tại ao giảm mạnh, chỉ còn 50 - 60 ngàn đồng/kg trong khi những năm trước, giá sản phẩm là 70 ngàn đồng/kg, có lúc lên đến 120 ngàn đồng/kg. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cá chép đỏ Thủy Trầm được người dân gây giống, chăm sóc từ khoảng tháng 6 hàng năm cho đến tháng Chạp. Tiêu chuẩn của một con cá đẹp là mình đỏ đẹp, mắt đen và có mỡ cá... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cá ở Thuỷ Trầm chủ yếu được phân phối đi Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Yên Bái... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nghề nuôi cá chép đỏ ở làng Thuỷ Trầm có từ lâu, từ những năm 1960, xuất phát từ những xã viên hợp tác xã đi vớt trứng cá ngoài sông, khi trứng nở họ đã chọn lọc những con cá đỏ nhất, cho sinh sản qua nhiều thế hệ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Theo người dân ở đây cho biết, diện tích nuôi cá của làng là 30 ha với hàng trăm hộ dân. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Mỗi đợt cung ứng ra thị trường khoảng 50 tấn cá. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thông thường cá giống sẽ được tiến hành nuôi từ hồi giữa năm, người nuôi cá chăm sóc sao cho đến khi cá thu hoạch có kích cỡ khoảng 3 ngón tay là đủ tiêu chuẩn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nghề nuôi cá phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng trăm các hộ gia đình trong làng Thủy Trầm. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau khi được đưa ra khỏi ao, cá chép đỏ sẽ được phân thành 2 loại, là 40 con/kg và loại 50 - 60 con/kg. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Năm 2011, tỉnh Phú Thọ đã công nhận làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm và đầu tư cơ sở vật chất phát triển làng nghề. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục