Vào cuối giờ chiều ngày 12/2, một đám cháy mới lại bùng phát ở phía Tây sườn núi Hoàng Liên từ phía Bình Lư, Lai Châu đe dọa trực tiếp Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Nhận được tin báo khẩn cấp, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ và dân quân sau khi đã cơ bản dập tắt đám cháy ở một số xã vùng hạ huyện thuộc phía Bắc - nơi cách điểm mới phát cháy khoảng 40km lại hành quân tức tốc lên hướng lên Trạm Tôn nằm ở phía Tây cách thị trấn Sa Pa khoảng 20km để tiếp tục công việc cứu rừng.
Cuộc chiến với "giặc lửa" trên điểm cao 2.900
Sáng 13/2, khi đám cháy loang kề cận điểm mốc 2.900 cũng là lực đội quân cứu hỏa có mặt đông đủ dưới sự trực tiếp chỉ huy của các lãnh đạo cao nhất của Bộ và tỉnh. Tại đây tập trung chủ yếu là rừng nguyên sinh, đường đi thuận lợi hơn so với vùng hạ huyện vì điểm cháy sát với đường đua thể thao leo núi hàng năm nên ngay sau khi có mặt, các lực lượng phòng cháy chữa cháy đã dồn sức lập đường băng cản lửa, dọn rác, đốt lửa ngược chiều để chặn đám cháy hung dữ.
Đến 10 giờ sáng nay, cuộc chiến với giặc lửa tại khu vực Trạm Tôn gần điểm cao trên 2.000m chính thức bước vào giai đoạn quyết liệt. Bộ đội, kiểm lâm, cán bộ chiến sỹ vườn quốc gia, dân quân, công an và nhân dân địa phương kết thành vòng cung với dao phát, câu liêm, cưa và các vật dụng chữa cháy trong tay đã đốn hạ cây, quét rác tạo hàng ngàn mét đường băng cản lửa rộng trên 5m để chống cháy lan vào khu rừng cấm.
Trong điều kiện thời tiết hanh khô cuối năm, ngày 11/2, Chủ tịch tỉnh Lào Cai đã có công điện gửi các địa phương nêu cao cảnh giá đề phòng cháy ở nhiều nơi. Tại thành phố Lào Cai và huyện Sa Pa, 3 ngày nay, loa phóng thanh đã đã liên tục phát đi tin cảnh báo cháy và biểu dương tinh thần cán bộ nhân dân, lực lượng vũ trang tham gia chống cháy. Đồng thời phát động mỗi tổ dân phố ủng hộ ít nhất 15kg bánh chưng, mứt, kẹo và các vật chất khác ủng hộ lực lượng tham gia chữa cháy.
Đến 11 giờ trưa nay 13/2, thành phố Lào Cai đã ủng hộ số vật chất trị giá hàng trăm triệu. Số bánh, kẹo trên sẽ được vận chuyển lên tuyến trong ngày hôm nay để anh em "trực chiến" giặc lửa có thể đón Giao thừa, ăn Tết trên đỉnh Hoàng Liên.
Bằng sức mạnh tổng hợp
Khi tôi có mặt ở Trạm Tôn, một đồng nghiệp ở báo Lào Cai vừa từ vùng hạ huyện về kể cho nghe cuộc chiến cứu rừng ở đây. Trong đó điểm Ma Quái Hồ là ác liệt nhất. Ma Quái Hồ tiếng địa phương là "khe ếch đá". Đây là thôn có hơn 40 hộ đồng bào dân tộc Mông thuộc xã Bản Hồ, huyện Sa Pa sinh sống. Cuộc chiến quyết liệt với giặc lửa giữ rừng khe ếch đá của đồng bào Tày, Mông, Dao sát cánh cùng các lực lượng diễn ra rất quyết liệt ròng rã ngày đêm 11 đến đêm 12, chặn đứng ngọn lửa và cứu sống hàng nghìn ha rừng.
Tại Ma Quái Hồ, trước đó 5 ngày còn là khu rừng xanh rì thảm thực vật, vậy mà sau 4 ngày (từ 8 đến 12/2), giặc lửa đã tàn phá cánh rừng Ma Quái Hồ nặng. Dọc theo con đường từ sau những căn hộ của đồng bào Mông sinh sống là những vạt rừng xanh tươi đã bị cháy nham nhở. Giặc lửa hoành hành từ sườn núi lên đỉnh, khói đen lên che kín cả một khoảng trời, vì thế rừng khe ếch đá này được coi là tâm điểm cháy lớn ở huyện Sa Pa mấy ngày qua.
Quãng đường từ khe suối lên đỉnh núi Ma Quái Hồ - nơi đám cháy đang hoành hành chỉ dài chừng hơn 2 cây số nhưng phải đi mất hơn 1 giờ đồng hồ, những người cứu rừng mới đến được nơi lửa cháy. Lực lượng dân quân xã Trung Chải cách đó gần 20km cùng dân quân xã Thanh Phú, Thanh Kim, Bản Hồ và dân bản Ma Quái Hồ ngày hôm qua vật lộn với giặc lửa đến tận tối mới không chế được đám cháy.
Tại đây có ngôi làng của hơn 40 hộ người Mông sinh sống, nếu không ngăn được giặc lửa sẽ không chỉ ảnh hưởng đến rừng mà còn nguy hiểm đến tính mạng và tài những gia đình đồng bào Mông sinh sống bên cạnh rừng.
Khó khăn mà những người dập lửa rừng là làm việc ở nơi địa hính núi cao, dốc đứng, tàn lửa bay theo gió mạnh cháy lan nhanh theo gió, rất nguy hiểm đến tính mạng. Mặc, hàng ngàn con người vẫn lao vào dập lửa, chỉ trong một thời gian ngắn họ đã tạo được đường băng cản lửa khá an toàn. Từ đây anh em tổ chức đốt chặn, hai ngọn lửa gặp nhau bùng cháy dữ dội rồi từ từ tắt hẳn. Nhờ có sự quyết tâm và sáng tạo của hàng ngàn con người mà hàng nghìn ha rừng Hoàng Liên trong địa phận thôn Ma Quái Hồ và các thôn Séo Tả Hồ… đã được bảo vệ.
Khi ngọn lửa ở rừng Ma Quái Hồ chịu khuất phục, các cán bộ, chiến sỹ và dân quân lại sẵn sàng lên đường đến nơi lửa vẫn đang cháy. Một cán bộ xã Tả Van cho biết, Tết Nguyên đán đến, ai cũng mong được có mặt ở nhà cùng vợ con sắm Tết, song nhiệm vụ dập lửa cứu rừng là trách nhiệm trên hết vì lợi ích chung của cộng đồng./.
Nhận được tin báo khẩn cấp, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ và dân quân sau khi đã cơ bản dập tắt đám cháy ở một số xã vùng hạ huyện thuộc phía Bắc - nơi cách điểm mới phát cháy khoảng 40km lại hành quân tức tốc lên hướng lên Trạm Tôn nằm ở phía Tây cách thị trấn Sa Pa khoảng 20km để tiếp tục công việc cứu rừng.
Cuộc chiến với "giặc lửa" trên điểm cao 2.900
Sáng 13/2, khi đám cháy loang kề cận điểm mốc 2.900 cũng là lực đội quân cứu hỏa có mặt đông đủ dưới sự trực tiếp chỉ huy của các lãnh đạo cao nhất của Bộ và tỉnh. Tại đây tập trung chủ yếu là rừng nguyên sinh, đường đi thuận lợi hơn so với vùng hạ huyện vì điểm cháy sát với đường đua thể thao leo núi hàng năm nên ngay sau khi có mặt, các lực lượng phòng cháy chữa cháy đã dồn sức lập đường băng cản lửa, dọn rác, đốt lửa ngược chiều để chặn đám cháy hung dữ.
Đến 10 giờ sáng nay, cuộc chiến với giặc lửa tại khu vực Trạm Tôn gần điểm cao trên 2.000m chính thức bước vào giai đoạn quyết liệt. Bộ đội, kiểm lâm, cán bộ chiến sỹ vườn quốc gia, dân quân, công an và nhân dân địa phương kết thành vòng cung với dao phát, câu liêm, cưa và các vật dụng chữa cháy trong tay đã đốn hạ cây, quét rác tạo hàng ngàn mét đường băng cản lửa rộng trên 5m để chống cháy lan vào khu rừng cấm.
Trong điều kiện thời tiết hanh khô cuối năm, ngày 11/2, Chủ tịch tỉnh Lào Cai đã có công điện gửi các địa phương nêu cao cảnh giá đề phòng cháy ở nhiều nơi. Tại thành phố Lào Cai và huyện Sa Pa, 3 ngày nay, loa phóng thanh đã đã liên tục phát đi tin cảnh báo cháy và biểu dương tinh thần cán bộ nhân dân, lực lượng vũ trang tham gia chống cháy. Đồng thời phát động mỗi tổ dân phố ủng hộ ít nhất 15kg bánh chưng, mứt, kẹo và các vật chất khác ủng hộ lực lượng tham gia chữa cháy.
Đến 11 giờ trưa nay 13/2, thành phố Lào Cai đã ủng hộ số vật chất trị giá hàng trăm triệu. Số bánh, kẹo trên sẽ được vận chuyển lên tuyến trong ngày hôm nay để anh em "trực chiến" giặc lửa có thể đón Giao thừa, ăn Tết trên đỉnh Hoàng Liên.
Bằng sức mạnh tổng hợp
Khi tôi có mặt ở Trạm Tôn, một đồng nghiệp ở báo Lào Cai vừa từ vùng hạ huyện về kể cho nghe cuộc chiến cứu rừng ở đây. Trong đó điểm Ma Quái Hồ là ác liệt nhất. Ma Quái Hồ tiếng địa phương là "khe ếch đá". Đây là thôn có hơn 40 hộ đồng bào dân tộc Mông thuộc xã Bản Hồ, huyện Sa Pa sinh sống. Cuộc chiến quyết liệt với giặc lửa giữ rừng khe ếch đá của đồng bào Tày, Mông, Dao sát cánh cùng các lực lượng diễn ra rất quyết liệt ròng rã ngày đêm 11 đến đêm 12, chặn đứng ngọn lửa và cứu sống hàng nghìn ha rừng.
Tại Ma Quái Hồ, trước đó 5 ngày còn là khu rừng xanh rì thảm thực vật, vậy mà sau 4 ngày (từ 8 đến 12/2), giặc lửa đã tàn phá cánh rừng Ma Quái Hồ nặng. Dọc theo con đường từ sau những căn hộ của đồng bào Mông sinh sống là những vạt rừng xanh tươi đã bị cháy nham nhở. Giặc lửa hoành hành từ sườn núi lên đỉnh, khói đen lên che kín cả một khoảng trời, vì thế rừng khe ếch đá này được coi là tâm điểm cháy lớn ở huyện Sa Pa mấy ngày qua.
Quãng đường từ khe suối lên đỉnh núi Ma Quái Hồ - nơi đám cháy đang hoành hành chỉ dài chừng hơn 2 cây số nhưng phải đi mất hơn 1 giờ đồng hồ, những người cứu rừng mới đến được nơi lửa cháy. Lực lượng dân quân xã Trung Chải cách đó gần 20km cùng dân quân xã Thanh Phú, Thanh Kim, Bản Hồ và dân bản Ma Quái Hồ ngày hôm qua vật lộn với giặc lửa đến tận tối mới không chế được đám cháy.
Tại đây có ngôi làng của hơn 40 hộ người Mông sinh sống, nếu không ngăn được giặc lửa sẽ không chỉ ảnh hưởng đến rừng mà còn nguy hiểm đến tính mạng và tài những gia đình đồng bào Mông sinh sống bên cạnh rừng.
Khó khăn mà những người dập lửa rừng là làm việc ở nơi địa hính núi cao, dốc đứng, tàn lửa bay theo gió mạnh cháy lan nhanh theo gió, rất nguy hiểm đến tính mạng. Mặc, hàng ngàn con người vẫn lao vào dập lửa, chỉ trong một thời gian ngắn họ đã tạo được đường băng cản lửa khá an toàn. Từ đây anh em tổ chức đốt chặn, hai ngọn lửa gặp nhau bùng cháy dữ dội rồi từ từ tắt hẳn. Nhờ có sự quyết tâm và sáng tạo của hàng ngàn con người mà hàng nghìn ha rừng Hoàng Liên trong địa phận thôn Ma Quái Hồ và các thôn Séo Tả Hồ… đã được bảo vệ.
Khi ngọn lửa ở rừng Ma Quái Hồ chịu khuất phục, các cán bộ, chiến sỹ và dân quân lại sẵn sàng lên đường đến nơi lửa vẫn đang cháy. Một cán bộ xã Tả Van cho biết, Tết Nguyên đán đến, ai cũng mong được có mặt ở nhà cùng vợ con sắm Tết, song nhiệm vụ dập lửa cứu rừng là trách nhiệm trên hết vì lợi ích chung của cộng đồng./.
Lục Văn Toán (Vietnam+)