Sáng tác hơn 200 bài cổ nhạc, trong đó chủ yếu là các bài ca về cách mạng và về Bác Hồ nhưng “lão nông” Huỳnh Văn Xê (nghệ danh Minh Thành) vẫn không tự coi mình là nghệ sỹ, mà chỉ là người nông dân chân chất ở vùng đất Trảng.
Đến với ông vào một buổi chiều tà, nơi những ánh nắng buông dài trên con đường đất đỏ dẫn tới căn nhà ở ấp Lộc Khê, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Đó là căn nhà đơn sơ, đúng chất nông dân được “trang trí” bên trong bằng những tấm Bằng khen, Giấy khen mà ông Xê đạt được từ các bài cổ nhạc do mình sáng tác.
Trò chuyện hồi lâu, khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc ánh trăng le lói rọi xuống sân và đúng với cái “chất” nông dân, trên tấm phản gỗ ngoài hiên nhà, “lão nông” Huỳnh Văn Xê cất cao lời hát “… Suốt cuộc đời Bác hy sinh cho cách mạng/ tài sản của Người chỉ có đôi dép cao su…”. Đó là lời trong bài “Đôi hài Bác đi”, một trong rất nhiều bài vọng cổ do tác giả Minh Thành (nghệ danh của ông) viết lời.
“Tôi cũng không nhớ đã sáng tác bao nhiêu bài vọng cổ nữa, khoảng hơn 200 bài gì đó. Trong số đó có rất nhiều bài viết về Bác Hồ. Tôi thích nhất bài “Đôi hài Bác đi”. Khi viết bài này, tôi rất xúc động, khâm phục con người vĩ đại, đã hy sinh cả cuộc đời cho Tổ quốc, nhân dân. Bài ca chứa đựng tình cảm, sự khâm phục của tôi đối với Bác”- ông Xê chia sẻ.
Là một người nông dân chân chất, thẳng tính, ông Xê bày tỏ, đã có nhiều người cho rằng bài “Đôi hài Bác đi” cần đổi tên lại là “Đôi dép Bác Hồ”, nhưng tôi không đồng ý. “Tôi muốn dùng “đôi hài” cho đúng từ ngữ của Bác, để nói lên sự giản dị, mộc mạc của Người và đó cũng là dựa trên mẩu chuyện về Bác. Với đôi dép cao su ấy, Bác đã bôn ba khắp năm châu, bốn bể. Nó chẳng khác nào đôi hài vạn dặm thần kỳ trong cổ tích cả” - ông bộc bạch.
“Lão nông” Huỳnh Văn Xê vốn không phải người học cao, nhưng với sự mê say đờn ca tài tử từ nhỏ, ông đã tự mày mò, học hỏi để thỏa chí đam mê của mình. Nhưng cái duyên viết lời các bài cổ nhạc chỉ đến với ông cách đây 10 năm.
Khi bước sang tuổi 60, ông tham gia “binh đoàn” ở Hội người cao tuổi ấp Lộc Khê, rồi tham gia sinh hoạt văn nghệ trong chi hội theo kiểu “tự biên, tự diễn” trong các phong trào. Và từ đó ông bắt đầu viết cổ nhạc, chủ yếu về cách mạng, về các vấn đề tuyên truyền xã hội.
“Khi mới tham gia tôi cũng e dè. Nhưng dần dần thấy thích thú, vui vẻ, có ích với tuổi già nên tôi tham gia rất nồng nhiệt. Tác phẩm đầu tay là bài “Mẹ anh hùng đất Trảng” ngày 18/11/2002”- ông Xê nhớ lại.
Qua 10 năm chính thức bước vào “con đường nghệ thuật”, tác giả Minh Thành đã viết hơn 200 bài cổ nhạc. Trong đó chủ yếu là về chủ đề cách mạng, về Bác Hồ, về các vấn đề xã hội và đã đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài tỉnh như Đôi hài Bác đi, Lấy dân làm gốc, Làm theo gương Bác, Tấm gương mẹ Đặng Thị Phần, Người mẹ Tây Ninh, Ơn Người như biển rộng trời cao, Tấm gương liệt sĩ Trần Thị Đẹp...
Trong số rất nhiều bài cổ nhạc về Bác Hồ, đã có 6 tác phẩm đoạt giải thưởng trong các cuộc thi khác nhau. Với một người rặt chất nông dân, đó là cả một “kho tàng” đáng để trân trọng.
Anh Huỳnh Thanh Sang, con trai ông Xê chia sẻ: “Ba tôi rất ham mê ca cổ. Có lẽ nó đã ngấm vào máu. Hiện nay, dù đã cao tuổi, nhưng ba vẫn đi khắp nơi để tham gia các phong trào văn nghệ. Thấy ba vui, mình cũng mừng. Mỗi lần có khách tới, ba lại cất cao giọng ca ca bài về Bác Hồ. Khi viết các tác phẩm về Bác, ba thường hay xúc động, rơi lệ và ông rất tự hào về những bài ca đó”.
Ông đã giành nhiều giải thưởng trong cuộc vận động sáng tác quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của tỉnh Tây Ninh, như một cái duyên.
“Tôi không gửi bài dự thi. Chỉ khi được thông báo đạt giải tôi mới biết bên Hội văn học nghệ thuật tỉnh đã gửi bài của tôi đi dự thi. Điều đó khiến tôi khá bất ngờ, nhưng thật sự cũng rất hạnh phúc”, ông Xê chia sẻ.
Dù đã cao tuổi, nhưng ông Xê cùng những người yêu đờn ca tài tử vẫn rong ruổi trên các vùng quê Tây Ninh để sáng tác những bài ca cho đời. Anh Sang cho biết: “Đầu năm nay, ba tôi cùng vài người bạn đã chạy xe máy mấy trăm cây số vào Căn cứ Trung ương Cục miền Nam , rồi vòng qua Núi Cậu (quần thể di tích lịch sử Núi Bà Đen) trong một ngày để lấy cảm hứng sáng tác ca khúc cách mạng. Chỉ có niềm đam mê thì các cụ mới đi được vậy”.
Ở độ tuổi 70, với cái “chất” nghệ sĩ vốn có, cùng với niềm đam mê đờn ca tài tử, “lão nông” Huỳnh Văn Xê vẫn hăng say sáng tác sau những giờ làm công việc đồng áng. Với ông, đó là niềm đam mê bất tận./.
Đến với ông vào một buổi chiều tà, nơi những ánh nắng buông dài trên con đường đất đỏ dẫn tới căn nhà ở ấp Lộc Khê, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Đó là căn nhà đơn sơ, đúng chất nông dân được “trang trí” bên trong bằng những tấm Bằng khen, Giấy khen mà ông Xê đạt được từ các bài cổ nhạc do mình sáng tác.
Trò chuyện hồi lâu, khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc ánh trăng le lói rọi xuống sân và đúng với cái “chất” nông dân, trên tấm phản gỗ ngoài hiên nhà, “lão nông” Huỳnh Văn Xê cất cao lời hát “… Suốt cuộc đời Bác hy sinh cho cách mạng/ tài sản của Người chỉ có đôi dép cao su…”. Đó là lời trong bài “Đôi hài Bác đi”, một trong rất nhiều bài vọng cổ do tác giả Minh Thành (nghệ danh của ông) viết lời.
“Tôi cũng không nhớ đã sáng tác bao nhiêu bài vọng cổ nữa, khoảng hơn 200 bài gì đó. Trong số đó có rất nhiều bài viết về Bác Hồ. Tôi thích nhất bài “Đôi hài Bác đi”. Khi viết bài này, tôi rất xúc động, khâm phục con người vĩ đại, đã hy sinh cả cuộc đời cho Tổ quốc, nhân dân. Bài ca chứa đựng tình cảm, sự khâm phục của tôi đối với Bác”- ông Xê chia sẻ.
Là một người nông dân chân chất, thẳng tính, ông Xê bày tỏ, đã có nhiều người cho rằng bài “Đôi hài Bác đi” cần đổi tên lại là “Đôi dép Bác Hồ”, nhưng tôi không đồng ý. “Tôi muốn dùng “đôi hài” cho đúng từ ngữ của Bác, để nói lên sự giản dị, mộc mạc của Người và đó cũng là dựa trên mẩu chuyện về Bác. Với đôi dép cao su ấy, Bác đã bôn ba khắp năm châu, bốn bể. Nó chẳng khác nào đôi hài vạn dặm thần kỳ trong cổ tích cả” - ông bộc bạch.
“Lão nông” Huỳnh Văn Xê vốn không phải người học cao, nhưng với sự mê say đờn ca tài tử từ nhỏ, ông đã tự mày mò, học hỏi để thỏa chí đam mê của mình. Nhưng cái duyên viết lời các bài cổ nhạc chỉ đến với ông cách đây 10 năm.
Khi bước sang tuổi 60, ông tham gia “binh đoàn” ở Hội người cao tuổi ấp Lộc Khê, rồi tham gia sinh hoạt văn nghệ trong chi hội theo kiểu “tự biên, tự diễn” trong các phong trào. Và từ đó ông bắt đầu viết cổ nhạc, chủ yếu về cách mạng, về các vấn đề tuyên truyền xã hội.
“Khi mới tham gia tôi cũng e dè. Nhưng dần dần thấy thích thú, vui vẻ, có ích với tuổi già nên tôi tham gia rất nồng nhiệt. Tác phẩm đầu tay là bài “Mẹ anh hùng đất Trảng” ngày 18/11/2002”- ông Xê nhớ lại.
Qua 10 năm chính thức bước vào “con đường nghệ thuật”, tác giả Minh Thành đã viết hơn 200 bài cổ nhạc. Trong đó chủ yếu là về chủ đề cách mạng, về Bác Hồ, về các vấn đề xã hội và đã đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài tỉnh như Đôi hài Bác đi, Lấy dân làm gốc, Làm theo gương Bác, Tấm gương mẹ Đặng Thị Phần, Người mẹ Tây Ninh, Ơn Người như biển rộng trời cao, Tấm gương liệt sĩ Trần Thị Đẹp...
Trong số rất nhiều bài cổ nhạc về Bác Hồ, đã có 6 tác phẩm đoạt giải thưởng trong các cuộc thi khác nhau. Với một người rặt chất nông dân, đó là cả một “kho tàng” đáng để trân trọng.
Anh Huỳnh Thanh Sang, con trai ông Xê chia sẻ: “Ba tôi rất ham mê ca cổ. Có lẽ nó đã ngấm vào máu. Hiện nay, dù đã cao tuổi, nhưng ba vẫn đi khắp nơi để tham gia các phong trào văn nghệ. Thấy ba vui, mình cũng mừng. Mỗi lần có khách tới, ba lại cất cao giọng ca ca bài về Bác Hồ. Khi viết các tác phẩm về Bác, ba thường hay xúc động, rơi lệ và ông rất tự hào về những bài ca đó”.
Ông đã giành nhiều giải thưởng trong cuộc vận động sáng tác quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của tỉnh Tây Ninh, như một cái duyên.
“Tôi không gửi bài dự thi. Chỉ khi được thông báo đạt giải tôi mới biết bên Hội văn học nghệ thuật tỉnh đã gửi bài của tôi đi dự thi. Điều đó khiến tôi khá bất ngờ, nhưng thật sự cũng rất hạnh phúc”, ông Xê chia sẻ.
Dù đã cao tuổi, nhưng ông Xê cùng những người yêu đờn ca tài tử vẫn rong ruổi trên các vùng quê Tây Ninh để sáng tác những bài ca cho đời. Anh Sang cho biết: “Đầu năm nay, ba tôi cùng vài người bạn đã chạy xe máy mấy trăm cây số vào Căn cứ Trung ương Cục miền Nam , rồi vòng qua Núi Cậu (quần thể di tích lịch sử Núi Bà Đen) trong một ngày để lấy cảm hứng sáng tác ca khúc cách mạng. Chỉ có niềm đam mê thì các cụ mới đi được vậy”.
Ở độ tuổi 70, với cái “chất” nghệ sĩ vốn có, cùng với niềm đam mê đờn ca tài tử, “lão nông” Huỳnh Văn Xê vẫn hăng say sáng tác sau những giờ làm công việc đồng áng. Với ông, đó là niềm đam mê bất tận./.
Vũ Tiến Lực (TTXVN)