Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và đối tác nước ngoài là Ampharco (Mỹ) sẽ thành lập Công ty Cổ phần với tỷ lệ góp vốn 70-30 để triển khai dự án sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp nhóm Cephalosporin tại Việt Nam.
Đây là thông tin được ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất kiêm Chánh Văn phòng Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia về công nghiệp hóa dược cho biết bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 của Cục Hóa chất, Bộ Công Thương ngày 10/1.
Theo ông Hà, đây là một trong hai dự án sản xuất nguyên liệu kháng sinh đầu tiên nằm trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia về công nghiệp hóa dược sẽ được hưởng sự hỗ trợ của Chính phủ.
Dự án có công suất 150 tấn/năm với tổng mức đầu tư khoảng 572 tỉ đồng. Hiện chủ đầu tư đang hoàn thiện báo cáo đầu tư xây dựng, trình lên Bộ Công Thương trong tháng 3 tới đây để thẩm định và chuyển giao công nghệ.
Dự án sẽ được vay khoảng 70% vốn đầu tư cố định với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất nguyên liệu kháng sinh; được cấp kinh phí chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tiêu thụ 70% lượng thuốc sản xuất ra.
Cùng với dự án này, Công ty cổ phần Hóa-Dược phẩm Mekophar cũng đang triển khai Dự án đầu tư sản xuất nguyên liệu kháng sinh Cephalexin monohydrate với công suất giai đoạn 1 là 200 tấn/năm và giai đoạn 2 là 400 tấn/năm với tổng mức đầu tư khoảng 320 tỉ đồng.
Ông Hà cũng cho biết thêm, các dự án về sản xuất kháng sinh đã manh nha từ rất lâu nhưng không triển khai được do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hai cường quốc kháng sinh là Ấn Độ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc đầu tư sản xuất kháng sinh sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn ban đầu do vốn đầu tư lớn, trong khi lãi suất vay vốn cao dẫn tới giá thành sản xuất kháng sinh sẽ không thấp.
Hiện Việt Nam chỉ sản xuất được 50% giá trị thuốc, trong đó 90% nguyên liệu hóa dược phải nhập khẩu. Thêm vào đó, 50% giá trị thuốc đó lại chỉ là thuốc thông thường, không phải là thuốc thiết yếu và giá trị. Vì vậy, nếu hai dự án sản xuất thuốc kháng sinh này triển khai thành công sẽ giúp Việt Nam chủ động hơn nguyên liệu kháng sinh cho sản xuất, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu./.
Đây là thông tin được ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất kiêm Chánh Văn phòng Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia về công nghiệp hóa dược cho biết bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 của Cục Hóa chất, Bộ Công Thương ngày 10/1.
Theo ông Hà, đây là một trong hai dự án sản xuất nguyên liệu kháng sinh đầu tiên nằm trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia về công nghiệp hóa dược sẽ được hưởng sự hỗ trợ của Chính phủ.
Dự án có công suất 150 tấn/năm với tổng mức đầu tư khoảng 572 tỉ đồng. Hiện chủ đầu tư đang hoàn thiện báo cáo đầu tư xây dựng, trình lên Bộ Công Thương trong tháng 3 tới đây để thẩm định và chuyển giao công nghệ.
Dự án sẽ được vay khoảng 70% vốn đầu tư cố định với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất nguyên liệu kháng sinh; được cấp kinh phí chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tiêu thụ 70% lượng thuốc sản xuất ra.
Cùng với dự án này, Công ty cổ phần Hóa-Dược phẩm Mekophar cũng đang triển khai Dự án đầu tư sản xuất nguyên liệu kháng sinh Cephalexin monohydrate với công suất giai đoạn 1 là 200 tấn/năm và giai đoạn 2 là 400 tấn/năm với tổng mức đầu tư khoảng 320 tỉ đồng.
Ông Hà cũng cho biết thêm, các dự án về sản xuất kháng sinh đã manh nha từ rất lâu nhưng không triển khai được do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hai cường quốc kháng sinh là Ấn Độ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc đầu tư sản xuất kháng sinh sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn ban đầu do vốn đầu tư lớn, trong khi lãi suất vay vốn cao dẫn tới giá thành sản xuất kháng sinh sẽ không thấp.
Hiện Việt Nam chỉ sản xuất được 50% giá trị thuốc, trong đó 90% nguyên liệu hóa dược phải nhập khẩu. Thêm vào đó, 50% giá trị thuốc đó lại chỉ là thuốc thông thường, không phải là thuốc thiết yếu và giá trị. Vì vậy, nếu hai dự án sản xuất thuốc kháng sinh này triển khai thành công sẽ giúp Việt Nam chủ động hơn nguyên liệu kháng sinh cho sản xuất, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)