Ngày 16/12, bao hơi trọng lượng 320 tấn đã được Tổng thầu Lilama kéo lên cao độ 73m và lắp đặt thành công vào vị trí nằm dưới kết cấu đỉnh lò hơi số 1 Nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh), khẳng định toàn bộ công tác lắp đặt kết cấu thép lò hơi đã hoàn thành và đảm bảo đủ điều kiện chịu tải.
Sử dụng công nghệ kích rút thủy lực và bằng sự nỗ lực cao độ, liên tục trong khoảng 7 tiếng (từ 7 giờ 30), hơn 40 thợ máy và kỹ sư giàu kinh nghiệm của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đã lập “kỷ lục” mới trong lịch sử xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam trong việc kéo bao hơi lò hơi với trọng lượng nặng nhất lên vị trí cao nhất từ trước tới nay.
Thành công này của thợ máy Lilama sẽ đưa Nhiệt điện Vũng Áng trở thành Dự án nhiệt điện đầu tiên tại miền Trung nằm trong Quy hoạch Điện VI, vượt tiến độ và nhiều khả năng “về đích” phát điện sớm nhất.
Phát biểu tại công trường, Tổng Giám đốc Lilama Lê Văn Tuấn cho biết, việc kéo Bao hơi Lò hơi số 1 thành công là bước chuyển quan trọng giúp chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Lilama tiếp tục dồn sức hoàn thành các công việc tiếp theo liên quan đến lò hơi số 1 và số 2 như hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu kết cấu thép lò hơi số1; đẩy nhanh công tác chế tạo, lắp đặt các hệ thống phụ trợ của lò hơi số 1 và hoàn thiện công tác lắp đặt kết cấu thép lò hơi số 2 để tiến hành nâng Bao hơi Lò hơi số 2 vào tháng 1/2011 (vượt tiến độ 4 tháng).
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư PVN, Tổng thầu Lilama và các đơn vị thi công khắc phục mọi khó khăn về vật chất, địa hình, thời tiết khí hậu khắc nghiệt… để quyết liệt hoàn thành sớm 2 tháng so với đường găng tiến độ.
Đây là dự án đầu tiên của Khu công nghiệp Vũng Áng được triển khai thành công và là một trong những Dự án nền tảng tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho khu vực huyện Kỳ Anh - địa bàn dân cư đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh, do vậy lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cam kết đồng hành cùng chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp quyết tâm đưa Nhà máy phát điện đúng tiến độ.
Mặc dù tỉnh sẽ phải tiết giảm điện trong thời gian tới nhưng Dự án vẫn được ưu tiên số 1 về đảm bảo điện 24/24h. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đang phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Bình để đưa dự án khai thác nước sạch hồ Trí phục vụ hoạt động thi công hiện nay và vận hành Nhà máy sau này vào hoạt động trong tháng 6/2011.
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW là một trong những dự án điện trọng điểm Quốc gia nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2015 (Quy hoạch Điện VI) với tổng trị giá gần 1.600 triệu USD. Nhà máy sử dụng hoàn toàn than cám 5 nội địa và có lợi thế về chi phí vận chuyển nội địa do nằm ngay cạnh Cảng nước sâu Vũng Áng.
Dự kiến khi phát điện tổ máy số 1 vào quý 3/2012, tổ máy 2 vào quý 1/2013, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 sẽ sản xuất ra lượng điện năng khoảng 7,8 tỷ kWh/năm, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế xã hội, đặc biệt là trong các mùa khô hàng năm-khi hệ thống điện quốc gia thường trong tình trạng thiếu công suất vào các giờ cao điểm do các nhà máy thủy điện thiếu nước.
Bên cạnh đó, dự án đi vào hoạt động sẽ tăng thu hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa phương và là nền tảng chủ lực để phát triển các ngành dịch vụ, giúp kinh tế xã hội địa phương phát triển mạnh mẽ; tạo việc làm ổn định cho lao động./.
Sử dụng công nghệ kích rút thủy lực và bằng sự nỗ lực cao độ, liên tục trong khoảng 7 tiếng (từ 7 giờ 30), hơn 40 thợ máy và kỹ sư giàu kinh nghiệm của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đã lập “kỷ lục” mới trong lịch sử xây dựng các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam trong việc kéo bao hơi lò hơi với trọng lượng nặng nhất lên vị trí cao nhất từ trước tới nay.
Thành công này của thợ máy Lilama sẽ đưa Nhiệt điện Vũng Áng trở thành Dự án nhiệt điện đầu tiên tại miền Trung nằm trong Quy hoạch Điện VI, vượt tiến độ và nhiều khả năng “về đích” phát điện sớm nhất.
Phát biểu tại công trường, Tổng Giám đốc Lilama Lê Văn Tuấn cho biết, việc kéo Bao hơi Lò hơi số 1 thành công là bước chuyển quan trọng giúp chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Lilama tiếp tục dồn sức hoàn thành các công việc tiếp theo liên quan đến lò hơi số 1 và số 2 như hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu kết cấu thép lò hơi số1; đẩy nhanh công tác chế tạo, lắp đặt các hệ thống phụ trợ của lò hơi số 1 và hoàn thiện công tác lắp đặt kết cấu thép lò hơi số 2 để tiến hành nâng Bao hơi Lò hơi số 2 vào tháng 1/2011 (vượt tiến độ 4 tháng).
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư PVN, Tổng thầu Lilama và các đơn vị thi công khắc phục mọi khó khăn về vật chất, địa hình, thời tiết khí hậu khắc nghiệt… để quyết liệt hoàn thành sớm 2 tháng so với đường găng tiến độ.
Đây là dự án đầu tiên của Khu công nghiệp Vũng Áng được triển khai thành công và là một trong những Dự án nền tảng tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho khu vực huyện Kỳ Anh - địa bàn dân cư đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh, do vậy lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cam kết đồng hành cùng chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp quyết tâm đưa Nhà máy phát điện đúng tiến độ.
Mặc dù tỉnh sẽ phải tiết giảm điện trong thời gian tới nhưng Dự án vẫn được ưu tiên số 1 về đảm bảo điện 24/24h. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đang phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Bình để đưa dự án khai thác nước sạch hồ Trí phục vụ hoạt động thi công hiện nay và vận hành Nhà máy sau này vào hoạt động trong tháng 6/2011.
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW là một trong những dự án điện trọng điểm Quốc gia nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2015 (Quy hoạch Điện VI) với tổng trị giá gần 1.600 triệu USD. Nhà máy sử dụng hoàn toàn than cám 5 nội địa và có lợi thế về chi phí vận chuyển nội địa do nằm ngay cạnh Cảng nước sâu Vũng Áng.
Dự kiến khi phát điện tổ máy số 1 vào quý 3/2012, tổ máy 2 vào quý 1/2013, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 sẽ sản xuất ra lượng điện năng khoảng 7,8 tỷ kWh/năm, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế xã hội, đặc biệt là trong các mùa khô hàng năm-khi hệ thống điện quốc gia thường trong tình trạng thiếu công suất vào các giờ cao điểm do các nhà máy thủy điện thiếu nước.
Bên cạnh đó, dự án đi vào hoạt động sẽ tăng thu hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa phương và là nền tảng chủ lực để phát triển các ngành dịch vụ, giúp kinh tế xã hội địa phương phát triển mạnh mẽ; tạo việc làm ổn định cho lao động./.
Kim Anh-Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)