Hiện nay, dịch bệnh tay chân miệng vẫn đang phát triển và diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều tỉnh.
Trước tình hình trên, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện phải thành lập các tổ lưu động để chống dịch bệnh tay chân miệng.
Theo đó, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế mỗi đơn vị thành lập 2 tổ hồi sức cấp cứu lưu động để sẵn sàng hỗ trợ hồi sức cấp cứu các ca bệnh nặng khi có yêu cầu của địa phương hoặc do sự điều động của Bộ Y tế.
Riêng Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương và các bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế có khoa nhi, khoa truyền nhiễm thành lập thêm 2 tổ lưu động cấp cứu, điều trị bệnh tay chân miệng để sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới khi có yêu cầu.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng yêu cầu sở y tế các tỉnh thành trực thuộc trung ương, y tế các bộ-ngành chỉ đạo các đơn vị trực thuộc gồm các bệnh viện đa khoa có khoa nhi, khoa truyền nhiễm, các bệnh viện nhi hoặc bệnh viện sản-nhi, bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm mỗi bệnh viện thành lập 2 tổ lưu động cấp cứu, điều trị bệnh tay chân miệng để sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu hoặc do sự điều động của sở y tế.
Để thực hiện tốt các nội dung cấp cứu, điều trị lưu động dịch bệnh tay chân miệng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các đơn vị chỉ đạo tổ chức tập huấn kỹ đối với các tổ lưu động nêu trên về hướng dẫn, chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trước đó.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo sớm về Cục.
Đáng lưu ý, thời gian gần đây số trường hợp nhiễm bệnh tay chân miệng không hề thuyên giảm mà vẫn tiếp tục gia tăng. Trong tháng 11, trên địa bàn cả nước đã có 18.700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 23 trường hợp tử vong.
Từ đầu năm đến hết tháng 11, cả nước đã có 90.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 153 trường hợp tử vong./.
Trước tình hình trên, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện phải thành lập các tổ lưu động để chống dịch bệnh tay chân miệng.
Theo đó, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế mỗi đơn vị thành lập 2 tổ hồi sức cấp cứu lưu động để sẵn sàng hỗ trợ hồi sức cấp cứu các ca bệnh nặng khi có yêu cầu của địa phương hoặc do sự điều động của Bộ Y tế.
Riêng Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương và các bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế có khoa nhi, khoa truyền nhiễm thành lập thêm 2 tổ lưu động cấp cứu, điều trị bệnh tay chân miệng để sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới khi có yêu cầu.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng yêu cầu sở y tế các tỉnh thành trực thuộc trung ương, y tế các bộ-ngành chỉ đạo các đơn vị trực thuộc gồm các bệnh viện đa khoa có khoa nhi, khoa truyền nhiễm, các bệnh viện nhi hoặc bệnh viện sản-nhi, bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm mỗi bệnh viện thành lập 2 tổ lưu động cấp cứu, điều trị bệnh tay chân miệng để sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu hoặc do sự điều động của sở y tế.
Để thực hiện tốt các nội dung cấp cứu, điều trị lưu động dịch bệnh tay chân miệng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các đơn vị chỉ đạo tổ chức tập huấn kỹ đối với các tổ lưu động nêu trên về hướng dẫn, chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trước đó.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo sớm về Cục.
Đáng lưu ý, thời gian gần đây số trường hợp nhiễm bệnh tay chân miệng không hề thuyên giảm mà vẫn tiếp tục gia tăng. Trong tháng 11, trên địa bàn cả nước đã có 18.700 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 23 trường hợp tử vong.
Từ đầu năm đến hết tháng 11, cả nước đã có 90.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 153 trường hợp tử vong./.
Thùy Giang (Vietnam+)