"Ông hoàng truyền hình" Mỹ Larry King đã tuyên bố chính thức sẽ giã từ chương trình trò chuyện "Larry King Live" trên đài CNN của mình, sau 25 năm tại vị.
Như vậy, khán giả truyền hình sẽ không còn được nghe giọng nói "thống trị" chương trình giao lưu quen thuộc vào thứ Năm hàng tuần.
Năm nay, Larry King đã 77 tuổi và từ mùa hè này, ông đã muốn giã từ sự nghiệp giao tiếp đình đám của mình. Thay vào đó, bắt đầu từ tháng Một tới, từ lúc 21 giờ, khán giả sẽ thấy người dẫn chương trình Anh quốc kiêm giám khảo "America's Got Talent," ông Piers Morgan, xuất hiện.
Nhân vật cuối cùng tham gia vào show "chia tay" của King là Ryan Seacrest.
Trong sự nghiệp dẫn chương trình giao lưu lẫy lững của mình, Larry King đã thực hiện tới 50.000 cuộc phỏng vấn khi ông làm cho đài phát thanh radio trong suốt nhiều thập kỷ, trước khi gia nhập đài CNN hồi năm 1985.
Bên cạnh đó, "ông hoàng truyền hình" cũng đã làm hơn 6.000 chương trình cho CNN.
Trước khi kênh tin tức của Fox và MSSNBC xuất hiện, chương trình tin tức của King luôn được xếp đầu bảng, với số lượng khán giả kỷ lục.
Các chính trị gia, ngôi sao làng giải trí, nhà lãnh đạo công nghiệp hay các gương mặt nổi bật của những sự kiện đặc biệt đều đã từng ngồi cùng bàn trò chuyện với Larry King.
Một số người từng chỉ trích "ông hoàng truyền hình" rằng ông đã không có kịch bản kỹ lưỡng, và thích trò chơi tung hứng, song King phản bác rằng phong cách của ông luôn là "tối giản," bởi vì ông muốn tạo điều kiện để khách mới được nói nhiều nhất, thật nhất về câu chuyện của mình.
Đối thủ MSNBC từng bày tỏ sự khâm phục với Larry King, khi họ đã mua một quảng cáo trên "USA Today" hôm thứ 5 và thổ lộ rằng: "Larry, xin cảm ơn những gì ông đã làm để nâng cao chất lượng của kênh tin tức."
Vào sườn dốc của sự nghiệp, Larry King phải đối mặt với tình trạng người xem sụt giảm nhiều so với thời kỳ "hưng thịnh."
Khi nhận thấy mình nên dừng cuộc chơi để nhường bước cho những gương mặt mới mẻ hơn, Larry King đã tuyên bố thời kỳ "nghỉ hưu" của ông đã tới, và rằng thời gian kế tiếp là lúc ông cần phải tập trung vào chăm chút cho gia đình, cũng như hưởng thụ quãng thời gian hạnh phúc còn lại.
Việc Larry King nói lời tạm biệt đã gây nuối tiếc trong lòng rất nhiều khán giá hâm mộ và yêu mến ông./.
Như vậy, khán giả truyền hình sẽ không còn được nghe giọng nói "thống trị" chương trình giao lưu quen thuộc vào thứ Năm hàng tuần.
Năm nay, Larry King đã 77 tuổi và từ mùa hè này, ông đã muốn giã từ sự nghiệp giao tiếp đình đám của mình. Thay vào đó, bắt đầu từ tháng Một tới, từ lúc 21 giờ, khán giả sẽ thấy người dẫn chương trình Anh quốc kiêm giám khảo "America's Got Talent," ông Piers Morgan, xuất hiện.
Nhân vật cuối cùng tham gia vào show "chia tay" của King là Ryan Seacrest.
Trong sự nghiệp dẫn chương trình giao lưu lẫy lững của mình, Larry King đã thực hiện tới 50.000 cuộc phỏng vấn khi ông làm cho đài phát thanh radio trong suốt nhiều thập kỷ, trước khi gia nhập đài CNN hồi năm 1985.
Bên cạnh đó, "ông hoàng truyền hình" cũng đã làm hơn 6.000 chương trình cho CNN.
Trước khi kênh tin tức của Fox và MSSNBC xuất hiện, chương trình tin tức của King luôn được xếp đầu bảng, với số lượng khán giả kỷ lục.
Các chính trị gia, ngôi sao làng giải trí, nhà lãnh đạo công nghiệp hay các gương mặt nổi bật của những sự kiện đặc biệt đều đã từng ngồi cùng bàn trò chuyện với Larry King.
Một số người từng chỉ trích "ông hoàng truyền hình" rằng ông đã không có kịch bản kỹ lưỡng, và thích trò chơi tung hứng, song King phản bác rằng phong cách của ông luôn là "tối giản," bởi vì ông muốn tạo điều kiện để khách mới được nói nhiều nhất, thật nhất về câu chuyện của mình.
Đối thủ MSNBC từng bày tỏ sự khâm phục với Larry King, khi họ đã mua một quảng cáo trên "USA Today" hôm thứ 5 và thổ lộ rằng: "Larry, xin cảm ơn những gì ông đã làm để nâng cao chất lượng của kênh tin tức."
Vào sườn dốc của sự nghiệp, Larry King phải đối mặt với tình trạng người xem sụt giảm nhiều so với thời kỳ "hưng thịnh."
Khi nhận thấy mình nên dừng cuộc chơi để nhường bước cho những gương mặt mới mẻ hơn, Larry King đã tuyên bố thời kỳ "nghỉ hưu" của ông đã tới, và rằng thời gian kế tiếp là lúc ông cần phải tập trung vào chăm chút cho gia đình, cũng như hưởng thụ quãng thời gian hạnh phúc còn lại.
Việc Larry King nói lời tạm biệt đã gây nuối tiếc trong lòng rất nhiều khán giá hâm mộ và yêu mến ông./.
Văn Hưng (Vietnam+)