Lây nhiễm HIV hàng loạt ở Pakistan nghi do dùng kim tiêm có virus

Ít nhất 90 người, trong đó có 65 trẻ em đã nhiễm virus HIV mà nguyên nhân được cho là do một bác sỹ sử dụng kim tiêm nhiễm virus để tiêm cho các bệnh nhân.
Lây nhiễm HIV hàng loạt ở Pakistan nghi do dùng kim tiêm có virus ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: HIVPlusMag.com)

Ít nhất 90 người, trong đó có 65 trẻ em, đã nhiễm virus HIV mà nguyên nhân được cho là do một bác sỹ sử dụng kim tiêm nhiễm virus để tiêm cho các bệnh nhân.

Cảnh sát Pakistan ngày 3/5 cho biết cơ quan chức năng đã bắt giữ bác sỹ này để làm rõ vụ việc.

Theo ông Kamran Nawaz, cảnh sát trưởng thành phố Larkana, miền Nam Pakistan, cơ quan chức năng đã bắt giữ bác sỹ trên sau khi tiếp nhận khiếu nại từ giới chức y tế về trường hợp 18 trẻ ở một thị trấn ngoại ô thành phố Larkana dương tính với virus HIV.

Cơ quan chức năng nước này cũng phát hiện thêm hàng chục ca nhiễm HIV khác sau khi tiến hành xét nghiệm mở rộng và đến nay, đã có tổng cộng hơn 90 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, trong đó có 65 trẻ em.

[Mỹ cấp phép loại thuốc điều trị HIV mới giúp tối giản liệu trình]

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy bác sỹ này dường như đã sử dụng kim tiêm nhiễm virus HIV cho các bệnh nhân.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sindh Azra Pechulo xác nhận việc bắt giữ song không công bố danh tính bác sỹ này.

Cha mẹ của những em nhỏ nhiễm virus HIV cũng đã được xét nghiệm, và may mắn kết quả đều âm tính. Ông Nawaz cho biết thêm cơ quan chức năng được thông báo bác sỹ này cũng nhiễm HIV.

Pakistan được xem là một nước có tỷ lệ người nhiễm HIV thấp, song số ca nhiễm virus này đang không ngừng tăng do tỷ lệ người tiêm chích ma túy, bán dâm và lao động di cư trở về từ vùng Vịnh tăng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.