Ngày 24/8 (8/7 âm lịch), trong khuôn khổ hoạt động Năm Du lịch Quốc gia Duyên Hải Bắc Trung bộ, tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội Điện Huệ Nam (còn gọi Điện Hòn Chén), ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Lễ hội được xem như là một Festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc "thuyền bằng" (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về Điện Huệ Nam.
Tại khu vực Điện, diễn ra đám rước Thánh Mẫu Thiên Y A Na tuần du làng Hải Cát và lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về Điện, lễ phóng sinh, phóng đăng... thu hút hàng trăm chiếc thuyền với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước.
Lễ hội Điện Huệ Nam là lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ 2 lần/năm (vào tháng Ba và tháng Bảy âm lịch). Vào tháng Bảy âm lịch, lễ quan trọng của tín ngưỡng truyền thống thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na gọi là Lễ hội Thu Tế Điện Huệ Nam.
Tương truyền, trên đỉnh núi có một chỗ đất trũng xuống, đường kính vài mét, chung quanh có vòng đá dựng như bờ giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại trông như cái chén đựng nước trong, nên từ xa xưa hòn núi được đặt tên Ngọc Trản (núi Chén Ngọc) và dân gian gọi là Hòn Chén.
Trong quần thể di tích cố đô Huế, Điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại. Dân gian còn lưu truyền Điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa "trả lại chén ngọc," vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua.
Song, trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn thì ngôi Điện vẫn xuất hiện với tên chính thức "Ngọc Trản Sơn Từ" (Đền thờ ở núi Ngọc Trản).
Đến thời Đồng Khánh (1886-1888), ngôi Điện mới được đổi tên là Huệ Nam Điện (ý là mang lại ân huệ cho vua nước Nam)...
Ngoài ra, tại Điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên.
Điện Hòn Chén vì thế là ngôi điện có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở đây có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian.
Lễ hội Điện Huệ Nam diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 24-26/8 (ngày 8 -10/7 âm lịch).../.
Lễ hội được xem như là một Festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc "thuyền bằng" (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về Điện Huệ Nam.
Tại khu vực Điện, diễn ra đám rước Thánh Mẫu Thiên Y A Na tuần du làng Hải Cát và lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về Điện, lễ phóng sinh, phóng đăng... thu hút hàng trăm chiếc thuyền với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước.
Lễ hội Điện Huệ Nam là lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ 2 lần/năm (vào tháng Ba và tháng Bảy âm lịch). Vào tháng Bảy âm lịch, lễ quan trọng của tín ngưỡng truyền thống thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na gọi là Lễ hội Thu Tế Điện Huệ Nam.
Tương truyền, trên đỉnh núi có một chỗ đất trũng xuống, đường kính vài mét, chung quanh có vòng đá dựng như bờ giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại trông như cái chén đựng nước trong, nên từ xa xưa hòn núi được đặt tên Ngọc Trản (núi Chén Ngọc) và dân gian gọi là Hòn Chén.
Trong quần thể di tích cố đô Huế, Điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại. Dân gian còn lưu truyền Điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa "trả lại chén ngọc," vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua.
Song, trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn thì ngôi Điện vẫn xuất hiện với tên chính thức "Ngọc Trản Sơn Từ" (Đền thờ ở núi Ngọc Trản).
Đến thời Đồng Khánh (1886-1888), ngôi Điện mới được đổi tên là Huệ Nam Điện (ý là mang lại ân huệ cho vua nước Nam)...
Ngoài ra, tại Điện Hòn Chén, người ta còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên.
Điện Hòn Chén vì thế là ngôi điện có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở đây có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian.
Lễ hội Điện Huệ Nam diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 24-26/8 (ngày 8 -10/7 âm lịch).../.
Quốc Việt (TTXVN)