Lễ hội hoa lan Đà Nẵng trưng bày nhiều loài hoa lan đột biến, độc lạ

Các câu lạc bộ lan trên khắp cả nước đã tề tựu về Lễ hội hoa lan Đà Nẵng 2022 để "khoe" những giò lan đẹp nhất, độc lạ nhất cho những người yêu thích hoa lan thưởng lãm.
Lễ hội hoa lan Đà Nẵng trưng bày nhiều loài hoa lan đột biến, độc lạ ảnh 1Hoa Lan được trưng bày tại Lễ hội hoa Lan Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Trong hai ngày 21 và 22/5, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với Câu lạc bộ hoa lan Đà Nẵng thuộc Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ hội hoa lan Đà Nẵng năm 2022 tại khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải (Đà Nẵng).

Lễ hội hoa lan năm nay thu hút sự tham gia của các Câu lạc bộ hoa lan đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hơn 400 tác phẩm là các cây hoa lan đã được các nghệ nhân, nhà vườn, người yêu thích hoa lan đem đến tham gia lễ hội.

[Hơn 1.000 giò lan khoe sắc tại triển lãm 'Hương sắc Lai Châu']

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Nẵng Phạm Ngọc cho biết, Lễ hội hoa lan Đà Nẵng nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho những người yêu thích sinh vật cảnh nói chung và đặc biệt là hoa lan nói riêng; qua đó tăng cường sự đoàn kết, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần, vật chất cho người chơi hoa lan và kết nối giữa các Câu lạc bộ hoa lan trên cả nước, đồng thời bảo tồn các giống lan quý hiếm, phát triển các mô hình làm kinh tế từ hoa lan và khẳng định hoa lan là sản phẩm nông nghiệp đô thị, không cần nhiều diện tích nhưng cho giá trị kinh tế cao, được thị trường hoa ưu chuộng.

Lễ hội hoa lan Đà Nẵng trưng bày nhiều loài hoa lan đột biến, độc lạ ảnh 2Khách tham quan thưởng thức hoa Lan tại Lễ hội hoa Lan Đà Nẵng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Tại lễ hội, hàng trăm cây hoa lan với đủ các hình dáng, kích thước, màu sắc, hương thơm và nhiều loài hoa lan đột biến, độc và lạ được hội viên các câu lạc bộ trưng bày, giới thiệu.

Lễ hội hoa lan Đà Nẵng đã thu hút đông đảo người dân, du khách đến chiêm ngưỡng và thưởng thức.

Nhiều loại hoa lan thu hút sự quan tâm của người xem như các loại: Lan đột biến, Lan thân thòng, Lan kiếm …/.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.