Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu là vấn đề “nóng” được báo chí thế giới đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây.
Tờ Le Monde của Pháp đăng bài nêu rõ: “Khủng hoảng khu vực đồng euro góp phần gây mất cân đối cho kinh tế thế giới”.
Tờ báo cho biết, từ nhiều tuần nay, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ đã lên tiếng cho rằng khủng hoảng nợ công tại châu Âu là thủ phạm chính gây trì trệ cho kinh tế thế giới.
Theo tờ báo, lời nhận định này dựa trên 3 cơ sở. Thứ nhất, các nước nói trên đều xuất khẩu sang thị trường châu Âu với lượng hàng khá lớn. Vì vậy, châu Âu khủng hoảng chắc chắn ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu của những nước này.
Thứ hai, do mức cầu tại châu Âu giảm, giá nguyên liệu cũng giảm theo, ảnh hưởng đến các nước mới trỗi dậy. Nhưng hậu quả nặng nề nhất của khủng hoảng châu Âu chính là tạo ra tâm lý bất an về tài chính.
Các ngân hàng châu Âu, do khó khăn, đã thu các cổ phần về nước mình, khiến nhiều khu vực trên thế giới bị lâm cảnh thiếu vốn.
Cuối cùng, chính tâm lý lo sợ đã gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình, và làm mất tinh thần giới đầu tư.
Theo ước tính của một chuyên gia kinh tế Mỹ, nếu kinh tế khu vực đồng euro bị sụt giảm từ 2 đến 3% mỗi năm, thì tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ là số 0, Trung Quốc sẽ là 7%, của các nước mới nổi và phát triển khác ở châu Á, ở châu Mỹ Latinh cũng chỉ dao động từ 0% đến 0,4%./.
Tờ Le Monde của Pháp đăng bài nêu rõ: “Khủng hoảng khu vực đồng euro góp phần gây mất cân đối cho kinh tế thế giới”.
Tờ báo cho biết, từ nhiều tuần nay, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ đã lên tiếng cho rằng khủng hoảng nợ công tại châu Âu là thủ phạm chính gây trì trệ cho kinh tế thế giới.
Theo tờ báo, lời nhận định này dựa trên 3 cơ sở. Thứ nhất, các nước nói trên đều xuất khẩu sang thị trường châu Âu với lượng hàng khá lớn. Vì vậy, châu Âu khủng hoảng chắc chắn ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu của những nước này.
Thứ hai, do mức cầu tại châu Âu giảm, giá nguyên liệu cũng giảm theo, ảnh hưởng đến các nước mới trỗi dậy. Nhưng hậu quả nặng nề nhất của khủng hoảng châu Âu chính là tạo ra tâm lý bất an về tài chính.
Các ngân hàng châu Âu, do khó khăn, đã thu các cổ phần về nước mình, khiến nhiều khu vực trên thế giới bị lâm cảnh thiếu vốn.
Cuối cùng, chính tâm lý lo sợ đã gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình, và làm mất tinh thần giới đầu tư.
Theo ước tính của một chuyên gia kinh tế Mỹ, nếu kinh tế khu vực đồng euro bị sụt giảm từ 2 đến 3% mỗi năm, thì tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ là số 0, Trung Quốc sẽ là 7%, của các nước mới nổi và phát triển khác ở châu Á, ở châu Mỹ Latinh cũng chỉ dao động từ 0% đến 0,4%./.
(TTXVN)