Ngày 7/1, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á đã ra mắt nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ (7/1/1972 - 7/1/2012).
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt, phó giáo sư, tiến sỹ Ngô Xuân Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á cho biết Viện ra mắt sẽ ghi dấu và góp phần mở ra những trang sử mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Ấn Độ và các nước Tây Nam Á.
Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ngài Saadi Salama cho rằng quyết định thành lập Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á phản ánh chiến lược đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Việc thành lập và hoạt động hiệu quả của Viện sẽ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin chuyên sâu, chính xác, hỗ trợ cho việc tìm kiếm khả năng cũng như những quyết định phát triển mối quan hệ trên tất cả các bình diện với khu vực của Chính phủ Việt Nam, mà nòng cốt là lĩnh vực văn hóa và kinh tế thương mại.
Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là cơ quan khoa học, đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về đất nước Ấn Độ và các quốc gia thuộc khu vực Tây Nam Á, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng các luận chứng làm tiền đề thúc đẩy các mối quan hệ thân thiện giữa Việt Nam và các nước bạn.
Viện gồm các phòng chuyên môn như chính trị và an ninh, kinh tế và hội nhập, lịch sử và văn hóa, môi trường và phát triển bền vững, quan hệ quốc tế, trung tâm thông tin - thư viện, tạp chí và website…
Trong hơn 5 tháng qua, Viện đã thuyết minh thành công đề cương chi tiết và được xét duyệt cho triển khai đề tài cấp bộ với chủ đề “Một số vấn đề kinh tế và chính trị cơ bản của Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ 21 và dự báo xu hướng phát triển đến năm 2020”; tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học hàng tuần tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu; xúc tiến kế hoạch ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác với Viện nghiên cứu Châu Á Maulana Abul Kalam Azad, Kolkata (Ấn Độ)…
Thời gian tới, Viện tiếp tục ổn định về cơ cấu tổ chức, kiện toàn các phòng, ban chuyên môn, phấn đấu ra mắt tạp chí, website, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực cao, đủ sức triển khai và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu.
Cũng trong ngày 7/1, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Châu Á Maulana Abul Kalam Azad (Ấn Độ) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Ấn Độ trong bối cảnh mới” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ hai nước.
Các nhà nghiên cứu tập trung làm rõ về mối quan hệ đối tác kinh tế và chiến lược, an ninh, lịch sử, văn hóa, chính trị - xã hội… giữa Việt Nam và Ấn Độ. Ngoài ra, những vấn đề về nghiên cứu triết học Ấn Độ, ô nhiễm môi trường, đặc khu kinh tế, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Việt Nam, vai trò của các nhà sư Ấn Độ trong việc truyền bá Phật giáo vào Việt Nam… cũng được đề cập.
Về những phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ, tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Viện nghiên cứu Đông Nam Á cho biết không giống như trong quá khứ, quan hệ Việt Nam-Ấn Độ hiện nay mang trọng tâm chiến lược và kinh tế hơn là ý thức hệ. Những tiến bộ thực sự và rõ ràng nhất trong quan hệ giữa hai nước được thể hiện trong lĩnh vực chính trị - quốc phòng và phát triển nguồn nhân lực.
Triển vọng cho mối quan hệ song phương này, theo phó giáo sư, tiến sỹ Ngô Xuân Bình, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, nền tảng lâu đời của mối quan hệ truyền thống giữa hai nước, chính sách hướng Đông, tiềm năng về khoa học công nghệ của Ấn Độ và công cuộc đổi mới của Việt Nam là những yếu tố thuận lợi giúp mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.
Bên cạnh đó, sự phát triển của mối liên kết Đông Á và vấn đề biển Đông cũng đươc Ấn Độ coi là cơ hội tốt để phát triển quan hệ với Việt Nam.
Hiện nay, giữa hai nước đang gặp khó khăn về đi lại, do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra là hai nước phải thảo luận và xúc tiến kế hoạch đường bay thẳng nhanh chóng để thúc đẩy du lịch và trao đổi kinh tế giữa hai nước./.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt, phó giáo sư, tiến sỹ Ngô Xuân Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á cho biết Viện ra mắt sẽ ghi dấu và góp phần mở ra những trang sử mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Ấn Độ và các nước Tây Nam Á.
Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ngài Saadi Salama cho rằng quyết định thành lập Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á phản ánh chiến lược đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Việc thành lập và hoạt động hiệu quả của Viện sẽ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin chuyên sâu, chính xác, hỗ trợ cho việc tìm kiếm khả năng cũng như những quyết định phát triển mối quan hệ trên tất cả các bình diện với khu vực của Chính phủ Việt Nam, mà nòng cốt là lĩnh vực văn hóa và kinh tế thương mại.
Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là cơ quan khoa học, đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về đất nước Ấn Độ và các quốc gia thuộc khu vực Tây Nam Á, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng các luận chứng làm tiền đề thúc đẩy các mối quan hệ thân thiện giữa Việt Nam và các nước bạn.
Viện gồm các phòng chuyên môn như chính trị và an ninh, kinh tế và hội nhập, lịch sử và văn hóa, môi trường và phát triển bền vững, quan hệ quốc tế, trung tâm thông tin - thư viện, tạp chí và website…
Trong hơn 5 tháng qua, Viện đã thuyết minh thành công đề cương chi tiết và được xét duyệt cho triển khai đề tài cấp bộ với chủ đề “Một số vấn đề kinh tế và chính trị cơ bản của Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ 21 và dự báo xu hướng phát triển đến năm 2020”; tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học hàng tuần tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu; xúc tiến kế hoạch ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác với Viện nghiên cứu Châu Á Maulana Abul Kalam Azad, Kolkata (Ấn Độ)…
Thời gian tới, Viện tiếp tục ổn định về cơ cấu tổ chức, kiện toàn các phòng, ban chuyên môn, phấn đấu ra mắt tạp chí, website, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực cao, đủ sức triển khai và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu.
Cũng trong ngày 7/1, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Châu Á Maulana Abul Kalam Azad (Ấn Độ) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Ấn Độ trong bối cảnh mới” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ hai nước.
Các nhà nghiên cứu tập trung làm rõ về mối quan hệ đối tác kinh tế và chiến lược, an ninh, lịch sử, văn hóa, chính trị - xã hội… giữa Việt Nam và Ấn Độ. Ngoài ra, những vấn đề về nghiên cứu triết học Ấn Độ, ô nhiễm môi trường, đặc khu kinh tế, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Việt Nam, vai trò của các nhà sư Ấn Độ trong việc truyền bá Phật giáo vào Việt Nam… cũng được đề cập.
Về những phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ, tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Viện nghiên cứu Đông Nam Á cho biết không giống như trong quá khứ, quan hệ Việt Nam-Ấn Độ hiện nay mang trọng tâm chiến lược và kinh tế hơn là ý thức hệ. Những tiến bộ thực sự và rõ ràng nhất trong quan hệ giữa hai nước được thể hiện trong lĩnh vực chính trị - quốc phòng và phát triển nguồn nhân lực.
Triển vọng cho mối quan hệ song phương này, theo phó giáo sư, tiến sỹ Ngô Xuân Bình, Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, nền tảng lâu đời của mối quan hệ truyền thống giữa hai nước, chính sách hướng Đông, tiềm năng về khoa học công nghệ của Ấn Độ và công cuộc đổi mới của Việt Nam là những yếu tố thuận lợi giúp mang lại nhiều cơ hội thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước.
Bên cạnh đó, sự phát triển của mối liên kết Đông Á và vấn đề biển Đông cũng đươc Ấn Độ coi là cơ hội tốt để phát triển quan hệ với Việt Nam.
Hiện nay, giữa hai nước đang gặp khó khăn về đi lại, do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra là hai nước phải thảo luận và xúc tiến kế hoạch đường bay thẳng nhanh chóng để thúc đẩy du lịch và trao đổi kinh tế giữa hai nước./.
Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)