Chợ nổi trên sông được coi là nét văn hóa biểu trưng của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long và cũng là điểm thu hút khách du lịch khi tìm về miền sông nước.
Đến đó, du khách vừa được thưởng thức đủ loại trái cây, nông sản địa phương vừa thỏa thuê bồng bềnh sông nước bên những con người có tâm hồn khoáng đạt, thật thà đậm chất miền Tây.
Thế nhưng, đằng sau mảng sáng nhiều sắc màu tươi tắn như thế, chợ nổi còn chứa đựng nhiều góc tối của những phận đời nổi nênh theo dòng nước trôi.
Đại bản doanh sông nước
Thời gian gần đây, các công ty lữ hành đưa vào khai thác khá nhiều tour chợ nổi với các điểm chính như Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)… Cũng vì thế, người dân những nơi này đã quen với hình ảnh của hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc xuồng, tắc ráng lớn nhỏ chở khách đến tham quan mỗi ngày.
Điểm khác biệt của chợ nổi với các loại hình chợ khác là ở đó buôn đủ thứ nhưng tịnh không có rao bán, mời mọc, chèo kéo hay làm giá. Trên những chiếc ghe lớn cũng chính là “đại bản doanh” của cả gia đình người dân, cây “bẹo” (sào cắm ở đầu ghe) phải oằn mình gánh nào bầu bí, cà chua, hành kiệu, khoai mì, dưa hấu, tỏi… Đó cũng là dấu hiệu nhận biết những “đại gia” buôn lớn.
Cảnh mua bán ở chợ nổi sôi động, nhộn nhịp với các mặt hàng phong phú chẳng kém gì trên bờ. Buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ là quãng thời gian đônh đúc nhất, cả khúc sông ken kín ghe, xuồng… Những ghe bầu lớn của cánh thương lái từ khắp tỉnh về thu mua trái cây chạy lặc lè như vịt bầu đạp nước chẳng thể đua nổi với những ghe nhỏ của cánh dân địa phương chạy khắp lối bán cây hay nông sản của nhà trồng.
Du khách hẳn sẽ thích thú với hình ảnh những ghe nhỏ gắn động cơ “đuôi tôm” cũng lí lắc thiện nghệ. Nhiều tay ghe thản nhiên ngoắt ngoéo lộn giòng rất dẻo mà chẳng hề gây va chạm. Tôi đồ rằng những thanh niên ấy đánh võng dưới nước còn giỏi hơn trên bờ.
Và cũng có lẽ chẳng ở đâu “quán nhậu di động” lại nhanh nhẹn đến thế. Những chiếc xuồng ba lá chuyên dịch vụ hủ tiếu, bún, cà-phê, bia rượu… len lỏi khắp chốn, chẳng mời chào chỉ cần khách ngoắc tay ra hiệu là sáp tới liền.
Chính lối sống chân chất, thiệt thà đậm chất miền Tây sông nước của những người dân nơi chợ nổi như thế đã, đang là nét hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi lần có dịp ghé thăm đồng bằng sông Cửu Long.
Những phận nghèo nổi nênh
Chợ nổi là nơi buôn bán nhưng cũng là địa bàn sinh sống của đa phần người dân “không tấc đất cắm dùi”. Cuộc đời họ là chuỗi tháng ngày tá túc trên sông nên mỗi “căn nhà” di động ấy như mỗi chứng nhân ghi trọn những hỉ, nộ, ái, ố của một kiếp người.
Lặng nhìn lục bình lững lờ trôi dưới ánh bình minh, những tưởng con người được sống an nhiên giữa trời đất. Hóa chẳng phải. Phận người sông nước cũng nổi nênh theo con nước mênh mông, như chị Huỳnh Thị Hiền ở quận Cái Răng là một điển hình.
Nhìn gương mặt già nua nhăn nhúm, miệng móm mém đã thấy cái nghèo và cái khổ đeo đẳng cuộc đời người đàn bà này. Cũng chẳng ai có thể ngờ một vóc dáng gày mòn, tiều tụy đến thế năm nay mới vừa tròn 46.
Sống gần hết đời người mà ngày ngày vẫn phải thuê ghe chở khách để chạy ăn từng bữa, chị Luận cho biết: “Sống ngày nào biết ngày đó. Thuê ghe cũ mèm này cũng 10.000 đồng một ngày lận, em đâu có tiền mua ghe mới những mấy triệu.”
“Nhà em giờ năm người ở trên một chiếc ghe nhỏ. Hai vợ chồng em, hai vợ chồng con út với đứa con nó. Hai thằng lớn chết hồi năm ngoái không có hòm chôn, may có bà Việt kiều thương tình cho. Mà cũng chỉ chôn được có một đứa, còn một đứa phải đem thiêu rồi rải xuống sông này này…,” chị Hiền vừa quày quả tay chèo vừa kể chuyện gia đình.
Thế rồi người đàn bà ấy cũng chẳng chút ngần ngừ đưa tôi ghé thăm “căn nhà” của gia đình chị. Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu nổi bao năm qua năm con người, ba thế hệ bằng cách nào có thể xoay xở trên chiếc ghe xác xơ, chắp vá ấy?!
Cũng chính ở nơi tù túng, chật hẹp thật khó gọi tên là nhà như thế còn rất nhiều trên sông nước Cái Răng, bao đứa trẻ đã sinh ra và lớn lên. Chúng cũng chẳng có cái quyền được lựa chọn bởi số phận đã chọn thay chúng một cuộc đời trôi nổi, lênh đênh…
Như bé Vy tám tuổi, từ lúc sinh ra chỉ quanh quẩn trong “nhà” và theo bố mẹ mưu sinh khắp chốn chứ nào đã một lần chân chạm đất, hay hưởng niềm hạnh phúc trẻ thơ được cắp sách đến trường. Vy chưa có bạn học. Em mới có người bạn thân duy nhất tên gọi là sông nước. Nhưng em cũng khoe rằng sắp được đi học rồi và em tò mò lắm không biết các bạn “trên đó” thế nào.
Thực không khó để nhận ra phía sau chợ nổi sầm uất vẫn có những cuộc đời lặng lẽ như chị Hiền, bé Vy. Dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa và ngày ngày vẫn chở theo cả những cuộc đời thiếu may mắn ấy./.
Đến đó, du khách vừa được thưởng thức đủ loại trái cây, nông sản địa phương vừa thỏa thuê bồng bềnh sông nước bên những con người có tâm hồn khoáng đạt, thật thà đậm chất miền Tây.
Thế nhưng, đằng sau mảng sáng nhiều sắc màu tươi tắn như thế, chợ nổi còn chứa đựng nhiều góc tối của những phận đời nổi nênh theo dòng nước trôi.
Đại bản doanh sông nước
Thời gian gần đây, các công ty lữ hành đưa vào khai thác khá nhiều tour chợ nổi với các điểm chính như Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)… Cũng vì thế, người dân những nơi này đã quen với hình ảnh của hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc xuồng, tắc ráng lớn nhỏ chở khách đến tham quan mỗi ngày.
Điểm khác biệt của chợ nổi với các loại hình chợ khác là ở đó buôn đủ thứ nhưng tịnh không có rao bán, mời mọc, chèo kéo hay làm giá. Trên những chiếc ghe lớn cũng chính là “đại bản doanh” của cả gia đình người dân, cây “bẹo” (sào cắm ở đầu ghe) phải oằn mình gánh nào bầu bí, cà chua, hành kiệu, khoai mì, dưa hấu, tỏi… Đó cũng là dấu hiệu nhận biết những “đại gia” buôn lớn.
Cảnh mua bán ở chợ nổi sôi động, nhộn nhịp với các mặt hàng phong phú chẳng kém gì trên bờ. Buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ là quãng thời gian đônh đúc nhất, cả khúc sông ken kín ghe, xuồng… Những ghe bầu lớn của cánh thương lái từ khắp tỉnh về thu mua trái cây chạy lặc lè như vịt bầu đạp nước chẳng thể đua nổi với những ghe nhỏ của cánh dân địa phương chạy khắp lối bán cây hay nông sản của nhà trồng.
Du khách hẳn sẽ thích thú với hình ảnh những ghe nhỏ gắn động cơ “đuôi tôm” cũng lí lắc thiện nghệ. Nhiều tay ghe thản nhiên ngoắt ngoéo lộn giòng rất dẻo mà chẳng hề gây va chạm. Tôi đồ rằng những thanh niên ấy đánh võng dưới nước còn giỏi hơn trên bờ.
Và cũng có lẽ chẳng ở đâu “quán nhậu di động” lại nhanh nhẹn đến thế. Những chiếc xuồng ba lá chuyên dịch vụ hủ tiếu, bún, cà-phê, bia rượu… len lỏi khắp chốn, chẳng mời chào chỉ cần khách ngoắc tay ra hiệu là sáp tới liền.
Chính lối sống chân chất, thiệt thà đậm chất miền Tây sông nước của những người dân nơi chợ nổi như thế đã, đang là nét hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi lần có dịp ghé thăm đồng bằng sông Cửu Long.
Những phận nghèo nổi nênh
Chợ nổi là nơi buôn bán nhưng cũng là địa bàn sinh sống của đa phần người dân “không tấc đất cắm dùi”. Cuộc đời họ là chuỗi tháng ngày tá túc trên sông nên mỗi “căn nhà” di động ấy như mỗi chứng nhân ghi trọn những hỉ, nộ, ái, ố của một kiếp người.
Lặng nhìn lục bình lững lờ trôi dưới ánh bình minh, những tưởng con người được sống an nhiên giữa trời đất. Hóa chẳng phải. Phận người sông nước cũng nổi nênh theo con nước mênh mông, như chị Huỳnh Thị Hiền ở quận Cái Răng là một điển hình.
Nhìn gương mặt già nua nhăn nhúm, miệng móm mém đã thấy cái nghèo và cái khổ đeo đẳng cuộc đời người đàn bà này. Cũng chẳng ai có thể ngờ một vóc dáng gày mòn, tiều tụy đến thế năm nay mới vừa tròn 46.
Sống gần hết đời người mà ngày ngày vẫn phải thuê ghe chở khách để chạy ăn từng bữa, chị Luận cho biết: “Sống ngày nào biết ngày đó. Thuê ghe cũ mèm này cũng 10.000 đồng một ngày lận, em đâu có tiền mua ghe mới những mấy triệu.”
“Nhà em giờ năm người ở trên một chiếc ghe nhỏ. Hai vợ chồng em, hai vợ chồng con út với đứa con nó. Hai thằng lớn chết hồi năm ngoái không có hòm chôn, may có bà Việt kiều thương tình cho. Mà cũng chỉ chôn được có một đứa, còn một đứa phải đem thiêu rồi rải xuống sông này này…,” chị Hiền vừa quày quả tay chèo vừa kể chuyện gia đình.
Thế rồi người đàn bà ấy cũng chẳng chút ngần ngừ đưa tôi ghé thăm “căn nhà” của gia đình chị. Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu nổi bao năm qua năm con người, ba thế hệ bằng cách nào có thể xoay xở trên chiếc ghe xác xơ, chắp vá ấy?!
Cũng chính ở nơi tù túng, chật hẹp thật khó gọi tên là nhà như thế còn rất nhiều trên sông nước Cái Răng, bao đứa trẻ đã sinh ra và lớn lên. Chúng cũng chẳng có cái quyền được lựa chọn bởi số phận đã chọn thay chúng một cuộc đời trôi nổi, lênh đênh…
Như bé Vy tám tuổi, từ lúc sinh ra chỉ quanh quẩn trong “nhà” và theo bố mẹ mưu sinh khắp chốn chứ nào đã một lần chân chạm đất, hay hưởng niềm hạnh phúc trẻ thơ được cắp sách đến trường. Vy chưa có bạn học. Em mới có người bạn thân duy nhất tên gọi là sông nước. Nhưng em cũng khoe rằng sắp được đi học rồi và em tò mò lắm không biết các bạn “trên đó” thế nào.
Thực không khó để nhận ra phía sau chợ nổi sầm uất vẫn có những cuộc đời lặng lẽ như chị Hiền, bé Vy. Dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa và ngày ngày vẫn chở theo cả những cuộc đời thiếu may mắn ấy./.
ChiLê (Vietnam+)